- Nhiều loại sâu nhìn rất ghê rợn nhưng lại là những đặc sản nức tiếng thơm ngon, bổ dưỡng. Còn món thịt chuột béo núc cũng được coi là đặc sản ở một số nơi.

Phế phẩm bỏ ôi, vứt sọt rác: Độc chiêu biến thành đặc sản nức tiếng

Đại gia bí ẩn Đà Thành, một cú xuống tay chấn động dân chơi

Loài cây xù xì, gai nhọn mọc đầy Việt Nam, thế giới gọi 'siêu thực phẩm'

Sởn da gà đặc sản từ sâu nhung nhúc, béo núc

Sâu muồng, đuông dừa, nhộng ong, sâu măng, sâu chít…là 5 đặc sản khiến không ít người ghê sợ khi thoạt nhìn lần đầu tiên. Thế nhưng nếu dám thử, biết đâu bạn sẽ bị mê hoặc vì mùi vị thơm ngon của những loại đặc sản này.

Đơn cử, nhộng sâu muồng được người dân Tây Nguyên coi là tuyệt phẩm, càng ăn, càng thấy ghiền. Còn những con đuông dừa béo nhung nhúc, còn ngọ nguậy trông không khác gì những con sâu non cũng được chế biến thành những món đặc sản. Loại sâu chít được cho là “đông trùng hạ thảo", cực tốt cho các đáng mày râu nên cũng được nhiều người thích thú.

{keywords}
5 đặc sản từ sâu nhung nhúc, béo núc thách thức người ăn.

Nhộng ong mê hoặc thực khách với vị ngọt, béo, bổ dưỡng. Còn sâu măng đã trở thành món ăn đặc sản vào mùa lạnh đối với người Mường Lát (Thanh Hóa) và bất cứ du khách nào có dịp ghé qua mảnh đất này.

Với đồng bào Tày huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang), món nhộng cọ béo núc, ngoe nguẩy là món ăn truyền thống, đặc sản vừa thơm lại rất bổ dưỡng.

Đặc sản thịt chuột: Món ngon lạ miệng, ẩn họa khôn lường

Nói đến thịt chuột, nhiều người sẽ có cảm giác ghê sợ, không dám ăn nhưng với người dân ở Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh) thì đó là một đặc sản.

Theo người Đình Bảng, thịt chuột thường được chế biến thành các món như chuột hấp lá chanh, giả cầy, nấu đông, nấu đậu, rán riềng.

Dù thịt chuột được coi là đặc sản ở một số vùng nhưng TS. Lâm Quốc Hùng, Trưởng Phòng Giám sát ngộ độc thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm, khuyến cáo người dân không nên sử dụng làm thực phẩm bởi ăn thịt chuột tiềm ẩn nhiều nguy hại đến sức khỏe con người do các tác nhân ảnh hưởng đến chuột trong quá trình sinh sống trước khi bị bắt làm thịt.

Giải mã 'bí mật' gỗ sưa đắt hơn vàng

Nhiều người rất vui mừng khi biết thông tin UBND TP Hà Nội đã có văn bản nhất trí cho người dân bán “cây sưa trăm tỷ” ở thôn Phụ Chính, xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ bởi cây đang ngày một chết dần.

{keywords}
 Cây sưa đỏ trăm năm tuổi ở huyện Chương Mỹ (Hà Nội).

Nằm trong khuôn viên ngôi chùa ở thôn Phụ Chính, cây sưa đỏ này có tuổi đời hàng trăm năm tuổi. Ở thời điểm gỗ sưa đắt đỏ, cây này được trả giá trên 100 tỷ đồng. Năm 2015, vụ bán đấu giá một phần cây sưa này từng gây xôn xao khi giá trị giao dịch lên tới hơn 31 tỷ đồng.

Lâu nay, sưa đỏ được người dân ví như báu vật, “khối vàng lộ thiên” bởi mức giá đắt đỏ mà chúng mang lại. Vào thời kỳ gây “sốt”, 1 kg gỗ sưa trên thị trường có thể được trả giá 30 triệu. Mỗi cây sưa 20 năm tuổi trở lên có giá hàng chục tỷ đồng thậm chí đối với những cây cổ thụ có thể được trả giá cả trăm tỷ.

Gỗ sưa có vân gỗ đẹp, không bị mối mọt đặc biệt lại có mùi hương vĩnh hằng nên nhiều người quan niệm chúng có thể tránh tà ma, xua đuổi bệnh tật. Đây cũng được xem là loại gỗ “quý tộc”. Trước kia ở Trung Quốc, chỉ có những gia đình vua chúa, quyền thế mới được thưởng các đồ dùng làm từ gỗ này.

Hiện ở Việt Nam, những cây sưa cổ thụ mọc trên rừng, trong tự nhiên còn rất ít, chỉ một số lượng ít ỏi còn sót lại trong các đình làng, miếu mạo và luôn được trông giữ cẩn thận.

Sức hút của đá đỏ nơi bản làng nghèo khó

Một bản làng nghèo khó của xã Châu Bình (Quỳ Châu, Nghệ An) bỗng chốc trở nên nổi tiếng, khiến hàng nghìn người dân và giang hồ tứ chiêng kéo đến tìm vận may. Ở xứ sở mà “cứ vốc 1 nắm đất lên là gặp đá quý” có những người bỗng dưng đổi đời sau 1 đêm.

Dù cơn sốt đá đỏ lùi xa ngót 20 năm trời nhưng thảng hoặc, một số người dân đi rừng vẫn nhặt được những viên đá lóng lánh, bán từ vài triệu cho đến hàng tỷ đồng.

Giấc mơ đổi đời từ những viên đá lấp lánh trong lòng đất có ma lực khủng khiếp. Người ta bất chấp nguy hiểm để khoét rừng, đào rú, chui sâu vào đất để tìm đá đỏ. Theo lời người dân nơi đây, có ngày 75 người bỏ mạng ngay trên đồi.

Những giò lan đột biến tiền tỷ gây chấn động

Thương vụ giao dịch một giò lan đột biến lên đến 6,8 tỷ đồng tại Đà Nẵng chưa hạ nhiệt thì mới đây dư luận lại thêm lần “choáng” khi có thông tin một cây lan đột biến được trả giá tới 17 tỷ.

Trước đó, dư luận từng xôn xao về một cây phi điệp 5 cánh trắng kim giá 700 triệu đồng; một giò lan bướm đại ngàn ở Sơn La bán giá 1 tỷ đồng; thương vụ bán cây lan phi điệp có tên 5ct Bảo Duy với giá 2,7 tỷ đồng hay vụ lan 5 cánh trắng Trường Sa ở Hòa Bình lên đến 1,1 tỷ đồng.

{keywords}
Dư luận nghi ngờ có sự “thổi giá” trong các vụ mua bán hoa lan, thanh long tiền tỷ?

Có điều kỳ lạ là những giống cây đột biến, chưa từng được công nhận có vẻ như luôn được săn đón với giá cao. Theo đó, một giống thanh long đột biến cho thân và trái màu vàng ở Châu Thành, Long An cũng đã được trả giá tới 1 tỷ đồng. 

Những thương vụ kiểu này khiến người ta không khỏi nghi ngờ: Có hay không việc thổi giá ở đây?

Ô tô 400 triệu giảm giá mạnh, doanh số ô tô Trung Quốc đang tăng

Thị trường ô tô cuối năm tiêu thụ mạnh, nhiều mẫu xe “cháy hàng”. Trong khi đó, do doanh số bán thấp, giá một số mẫu xe đã giảm mạnh, từ 20 đến 70 triệu đồng.

Từ đầu tháng 10 đến nay, hàng loạt mẫu xe ô tô mới đã giảm giá, về mức dưới 400 triệu đồng. Mitsubishi giảm giá mạnh cho dòng xe cỡ nhỏ, thuộc phân khúc hạng A. GM Việt Nam giảm giá mạnh cho mẫu xe hạng B, Chevrolet Aveo, từ 459 triệu đồng xuống còn 389 triệu đồng cho bản số sàn. Công ty Trường Hải cũng giảm 20 triệu đồng cho mẫu Kia Rondo, phiên bản động cơ diesel, giá còn 779 triệu đồng.

Trong khi đó, mặc dù vẫn gặp nhiều khó khăn, tiêu thụ chậm, người tiêu dùng còn e ngại, nhưng doanh số bán ô tô Trung Quốc đang tăng lên. Chỉ trong tuần đầu tháng 10/2018, có gần 90 ô tô con Trung Quốc được nhập vào Việt Nam, số lượng lớn nhất từ đầu năm đến nay.

Gạo Việt chiều lòng khách ngoại, giá thịt lợn tăng cao nhất thế giới

Tính đến 15/9/2018, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 4,73 triệu tấn, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm ngoái; giá trị đạt 2,38 tỷ USD, tăng 24,8%. Cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu đã chuyển dịch tích cực, tăng dần gạo trắng chất lượng trung bình và cao, gạo thơm, giảm dần gạo trắng chất lượng thấp.

{keywords}
Giá thịt lợn đang ở mức cao.

Liên quan đến lĩnh vực thực phẩm, Bộ NN-PTNT vừa “họp khẩn” yêu cầu “kéo” giá thịt lợn hơi xuất chuồng xuống thấp hơn mức 50.000 đồng/kg. Theo Bộ này, giá thành chăn nuôi lợn hiện nay chỉ 35.000 -36.000 đồng/kg, trong khi giá xuất chuồng lên tới 50.000 đồng/kg là quá cao.

Giá thịt lợn những tháng gần đây đã tăng khoảng 200% so với thời kỳ giữa năm 2017. Theo đó, Việt Nam đang là một trong những nước có giá thịt lợn cao nhất thế giới.

Mập mờ vé tàu Tết, vé máy bay dịp Tết tăng mạnh

Trong lúc nhiều người "canh" trên mạng gần chục ngày vẫn không thể mua được vé tàu Tết thì ngành đường sắt lại thông tin rất nhiều vé đang... chờ người mua.

Tình trạng vé còn nhiều nhưng người mua không "tranh" được, "cò" vé bắt đầu hoạt động rầm rộ xung quanh ga Sài Gòn (quận 3, TP.HCM) đang diễn ra.

Trong khi đó, nếu thời điểm này, hành khách mới đặt mua vé máy bay Tết thì cơ hội mua vé giá rẻ gần như không còn, bởi giá vé bắt đầu tăng mạnh từ Tết ông Công ông Táo, ở mức trên 3 triệu đến gần 6 triệu đồng/chiều.

Theo tính toán, giá vé tàu Tết 2019 nhìn chung thấp hơn vé máy bay 30-40% đối với các chặng khởi hành từ TP.HCM đến các tỉnh thành miền Trung và miền Bắc những ngày cao điểm trước Tết.

Thanh long ế ẩm, rớt giá thảm hại

Nông dân trồng thanh long đang khóc ròng vì thương lái Trung Quốc đột ngột ngừng mua khiến thanh long giá rớt xuống còn 2.000-4.000 đồng/kg tùy loại, thậm chí nhiều loại còn không bán được, chín đỏ ngoài ruộng.

Ông Châu Văn Đức, Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) cho biết, năm nay, thanh long chính vụ gặp thời tiết thuận lợi, nhà vườn trúng mùa nhưng thu hoạch cùng thời điểm dẫn đến "dội" hàng. Song, theo ông Đức, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thanh long rớt giá thê thảm là do thị trường Trung Quốc không “ăn hàng”.

{keywords}
Thanh long bế tắc đầu ra, giá giảm mạnh ở nhiều tỉnh thành

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu thanh long chính của Việt Nam. Hàng năm, có đến 90% lượng thanh long Việt xuất sang thị trường này.

Nhưng hiện Trung Quốc cũng đang phát triển vùng trồng thanh long tại Quảng Tây, đảo Hải Nam với diện tích khoảng 20 ngàn ha, dự kiến đến năm 2019 sẽ là 30 ngàn ha. Ngoài ra, họ còn thuê đất trồng thanh long tại Lào, Campuachia.

Trang trại 42.000 con cá sấu thu 2 triệu USD ở Bạc Liêu

Là một trong những tỷ phú trong danh sách nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2018, ông Trương Thanh Mai (ở xã Vĩnh Thanh, Phước Long, Bạc Liêu) được xem là người sở hữu trang trại cá sấu lớn nhất miền Tây, với tổng đàn khoảng 42.000 con.

Ông Thanh tiết lộ, diện tích trang trại của ông rộng 4ha. Năm vừa rồi doanh thu từ cá sấu lên tới 44 tỷ đồng (gần 2 triệu USD), trừ chi phí lợi nhuận đạt gần 5,3 tỷ đồng.

Hạnh Nguyên (Tổng hợp)

Hình bóng Phật Quan Âm nơi gốc khế già: Ai cũng muốn rước về

Hình bóng Phật Quan Âm nơi gốc khế già: Ai cũng muốn rước về

Tượng Phật Di Lặc, Phật Quan Âm, ba ông Phúc - Lộc - Thọ lần lượt "xuất hiện" trên cây phát tài, cây khế ở miền Tây khiến nhiều người ngạc nhiên, thích thú.

Báu vật giữa dòng nước lũ: Anh nông dân trúng vận may trăm năm

Báu vật giữa dòng nước lũ: Anh nông dân trúng vận may trăm năm

Một con cá vẩy lấp lánh màu đỏ vừa sa lưới ngư dân An Giang. Thông tin một người dân ở Nghệ An vớt được cây gỗ sa mu dầu quý hiếm cũng gây xôn xao.

Món ăn khổng lồ hiếm có được bày bán ở Hà Nội

Món ăn khổng lồ hiếm có được bày bán ở Hà Nội

Loại bơ khổng lồ luôn "cháy hàng" vì được khách hàng sành ăn ở Hà Nội cực kỳ chuộng mua. Còn chân cua Hoàng đế Alaskan giá 3-4 triệu đồng/bộ cũng được dân giàu Hà thành đặt mua về ăn.