Thế mạnh Việt Nam bị Thái Lan làm khó trên đất Trung Quốc
Gạo Việt đến thời 'phất lên' nhờ vào Trung Quốc
Tính đến 15/9/2018, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 4,73 triệu tấn, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm ngoái; giá trị đạt 2,38 tỷ USD, tăng 24,8%. Cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu đã chuyển dịch tích cực, tăng dần gạo trắng chất lượng trung bình và cao, gạo thơm, giảm dần gạo trắng chất lượng thấp. 8 tháng đầu năm 2018, gạo trắng chất lượng thấp chỉ còn chiếm tỷ trọng 2% trong tổng lượng gạo xuất khẩu.
Trong khi đó, gạo trắng chất lượng cao và trung bình chiếm tổng cộng 42,46% và gạo thơm chiếm tới 33,24% tổng lượng gạo xuất khẩu.
Gạo Việt đã nâng cao chất lượng xuất khẩu. Ảnh: L.Bằng |
Đó là những thay đổi tích cực liên quan đến xuất khẩu gạo của Việt Nam, được Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cung cấp tại Hội nghị Gạo thế giới lần thứ 10. Hội nghị do Bộ Công Thương phối hợp với Tạp chí The Rice Trader tổ chức ngày 11/10.
Về công tác phát triển thị trường xuất khẩu cho mặt hàng gạo, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho hay, việc này đã được Việt Nam xác định rõ mục tiêu, phương hướng cụ thể tại Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017-2010, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ ban hành tháng 7/2017.
Theo đó, định hướng đặt ra với 4 mục tiêu cụ thể sau: Phát triển thị trường xuất khẩu gạo để nâng cao hiệu quả và thúc đẩy xuất khẩu gạo; Phát triển thị trường xuất khẩu gạo để định hướng công tác quy hoạch và tổ chức sản xuất lúa gạo hàng hóa trong nước; Phát triển thị trường xuất khẩu gạo gắn với nâng cao năng lực cạnh tranh, xây dựng thương hiệu gạo xuất khẩu; Phát triển thị trường gạo xuất khẩu gạo theo hướng đa dạng hóa thị trường, giảm phụ thuộc vào một số thị trường nhất định.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ nhấn mạnh, sau 30 năm đổi mới, sản xuất lúa gạo của Việt Nam đã đạt được những thành quả to lớn, góp phần quan trọng đưa Việt Nam từ cảnh thiếu ăn, đói nghèo phải nhập khẩu lương thực trở thành một trong 3 quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới với lượng xuất khẩu trung bình hàng năm khoảng 5-6 triệu tấn gạo.
Thị trường gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt khoảng 43-44 triệu tấn, trong đó, vùng Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 50% về sản lượng.
Sản xuất, xuất khẩu gạo của Việt Nam đã chuyển mạnh theo hướng chất lượng và giá trị gia tăng, thúc đẩy sản xuất an toàn, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ được quan tâm phát triển. Hiện gạo trắng chất lượng cao và trung bình, gạo thơm, gạo nếp là sản phẩm gạo xuất khẩu của Việt Nam hiện nay. Chất lượng gạo Việt Nam đã đạt đủ các tiêu chí để thâm nhập vào các thị trường tiêu chuẩn cao nhất trên thế giới.
“Khoa học công nghệ, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hứa hẹn là hướng phát triển sản xuất lúa gạo vượt ra khỏi quan niệm truyền thống, không chỉ nâng cao năng suất, chất lượng, thích ứng với biến đổi khí hậu mà còn sản xuất ra các sản phẩm mới, chế phẩm mới từ lúa gạo”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh.
H.Duy - Hoàng Oanh - Văn Chuyên
Thế mạnh Việt Nam bị Thái Lan làm khó trên đất Trung Quốc
Được Chính phủ cởi trói, các thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc,... cũng tăng mua mạnh, song xuất khẩu gạo Việt Nam vẫn được cảnh báo sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi cạnh tranh với đối thủ là Thái Lan và Ấn Độ.
Vừa vượt Thái Lan, thế mạnh số 1 Việt Nam bị Trung Quốc làm khó
Bất ngờ vượt Thái Lan về giá xuất khẩu sau bao nhiêu năm chịu phận lép vế, thế nhưng, ngành gạo Việt lại đang đối mặt với khó khăn khi Trung Quốc tăng thuế nhập khẩu gạo nếp lên 50%.
Vượt Thái Lan: Thế mạnh số 1 Việt Nam làm điều chưa từng có
Trong tháng 6/2018, giá gạo Việt xuất khẩu cao hơn hẳn so với giá gạo xuất khẩu của Thái Lan, Ấn Độ.