sắp xếp đơn vị hành chính

Cập nhập tin tức sắp xếp đơn vị hành chính

TPHCM sáp nhập còn 102 phường, xã

Tối 15/4, Thành uỷ TPHCM đã thông tin về kết quả Hội nghị lần thứ 39 Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố khoá XI liên quan đến phương án sắp xếp đơn vị hành chính.

Bốn yếu tố cốt lõi không thể thiếu khi sáp nhập tỉnh

Việc sáp nhập tỉnh không chỉ là bài toán địa giới, mà còn là thách thức trong sắp xếp nhân sự. Nếu không tổ chức tốt đội ngũ cán bộ giữa các địa phương, quá trình hợp nhất có thể gây xáo trộn và giảm hiệu quả quản lý.

Vũng Tàu, Hồ Tràm, Đất Đỏ... địa danh được Bà Rịa - Vũng Tàu muốn giữ lại sau sắp xếp

Các địa danh du lịch nổi tiếng và tên vùng đất gắn với lịch sử cách mạng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đều được đề xuất giữ lại trong phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.

Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ còn bao nhiêu xã, phường sau sắp xếp?

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện có 77 đơn vị hành chính cấp xã; dự kiến sau sắp xếp sẽ giảm 58,5% đơn vị.

Sáp nhập tỉnh: Đất nước không còn thời gian để chần chừ

Đất nước ta không còn thời gian để chần chừ. Năm năm tới mang ý nghĩa quyết định đến vận mệnh của dân tộc. Công nghệ số, chuyển đổi số đã đi trước cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy và thể chế, đó là điều kiện không thể tuyệt hơn để sáp nhập tỉnh.

Hàng ngàn lãnh đạo tỉnh và huyện, hàng vạn cán bộ xã, ai đi ai ở khi sáp nhập?

Một trong những vấn đề quan trọng khi sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính là công tác bố trí và tuyển chọn cán bộ, công chức, nhất là cấp lãnh đạo, quản lý; ai đi, ai ở là một bài toán đặt ra không hề đơn giản.

Cách chọn cán bộ ở lại của Thanh Hóa mỗi khi sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính

Tỉnh Thanh Hóa từng đưa ra các chủ trương khác nhau về công tác cán bộ với kinh nghiệm chọn cán bộ ở lại phải khách quan và dân chủ; giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cán bộ có bằng cấp và cán bộ hoạt động từ thực tiễn.

Chọn cán bộ 'được việc' quan trọng hơn bằng chính quy hay tại chức

Tuyển dụng cán bộ cần chú trọng năng lực hơn bằng cấp. Đã đến lúc tư duy mới lên ngôi, đặt hiệu quả công việc lên hàng đầu, tránh lãng phí nhân tài.

Tổng Bí thư: Sắp xếp đơn vị hành chính để Đà Nẵng phát triển bứt phá

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, Đà Nẵng cũng như các địa phương khác thực hiện chủ trương sắp xếp, hợp nhất đơn vị hành chính các cấp nhằm tạo dư địa mới, nguồn lực, động lực lớn hơn để phát triển bứt phá trong tương lai.

Một tỉnh Đông Bắc không thuộc diện sắp xếp, kinh tế bứt tốc ấn tượng

Là tỉnh ở vùng Đông Bắc nước ta với 80% diện tích đồi núi, Quảng Ninh gây ấn tượng khi quy mô kinh tế tăng trưởng thần tốc. Đây cũng là một trong 11 tỉnh, thành dự kiến không thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Sáp nhập tỉnh, sắp xếp xã: Cơ hội loại cán bộ yếu kém, tuyển người mới

Nhiều ý kiến ủng hộ chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính các cấp theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp (cấp tỉnh và cấp cơ sở) và cho rằng đây là cơ hội tốt để sàng lọc cán bộ, công chức, giữ lại những người tài phục vụ đất nước.

Trước khi về ‘chung một nhà’, quy mô kinh tế của Quảng Nam và Đà Nẵng ra sao?

Là 2 trong 52 tỉnh, thành phố thuộc diện phải sáp nhập đơn vị hành chính, Quảng Nam và Đà Nẵng có quy mô kinh tế như thế nào trước khi về “chung một nhà”?

Bất ngờ quy mô kinh tế của 11 tỉnh, thành phố không thuộc diện sắp xếp

Hà Nội, Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh là các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương dự kiến giữ nguyên sau sắp xếp đơn vị hành chính. Vậy, quy mô kinh tế các địa phương này thế nào?

Sáp nhập 4 xã, phường làm một sẽ không xét tiêu chuẩn diện tích và dân số

Trường hợp sáp nhập 4 đơn vị hành chính cấp xã trở lên thành 1 xã, phường mới thì không phải đánh giá tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số theo quy định.

Dự kiến sáp nhập 52 tỉnh, giữ nguyên 11 tỉnh thành

Dự kiến sáp nhập 52 tỉnh thành và 11 tỉnh thành còn lại giữ nguyên gồm: Hà Nội, Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.

Ưu tiên sáp nhập các tỉnh miền núi, đồng bằng với những nơi có biển

Ưu tiên sắp xếp các đơn vị hành chính miền núi, đồng bằng với các đơn vị hành chính có biển để kết hợp hài hòa, hợp lý các tỉnh, thành có vị trí liền kề gắn với yêu cầu định hướng phát triển để hỗ trợ lẫn nhau, cùng thúc đẩy phát triển kinh tế.

Bộ Nội vụ khuyến khích đặt tên xã mới theo tên huyện cũ gắn số thứ tự

Bộ Nội vụ khuyến khích đặt tên ĐVHC cấp xã mới theo tên của ĐVHC cấp huyện trước sắp xếp, có gắn số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa, cập nhật dữ liệu thông tin.

Cả nước sẽ không còn 696 huyện, giảm 60-70% cấp xã

Hiện cả nước có 696 đơn vị cấp huyện, tới đây sẽ không còn đơn vị hành chính này. Khoảng 10.035 đơn vị hành chính cấp xã hiện nay, thời gian tới sẽ giảm từ 60-70%.

TP Nha Trang đề xuất thành lập phường Nha Trang khi sáp nhập xã, bỏ cấp huyện

Trong phương án sắp xếp các đơn vị hành chính của TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) dự kiến còn 2 phường, trong đó có phường lấy tên là Nha Trang.

Lý do Bộ Nội vụ đề nghị dừng sáp nhập huyện, xã theo tiêu chí cũ

Bộ Nội vụ và các cơ quan Trung ương, địa phương đang xây dựng các đề án, quy định liên quan đến sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, sắp xếp lại cấp xã theo Kết luận 127 của Bộ Chính trị với tinh thần "thần tốc", "làm việc không kể ngày đêm".