Nhật Bản nổi tiếng là quốc gia sạch sẽ và gọn gàng nhất nhì thế giới. Kể cả giao thông của họ cũng trật tự, nề nếp không kém.

Xe cộ ​

Ở Nhật, chính phủ khuyến khích sử dụng các dòng xe nhỏ gọn, thường được gọi là Kei-Car, dung tích máy bé xíu dưới 0.7L để tiết kiệm nhiên liệu cũng như ít chất thải hơn giúp bảo vệ môi trường, các dòng xe Hybrid cũng được khuyến khích và hỗ trợ.​

Toyota vừa cho ra mắt mẫu Mirai sử dụng nhiên liệu sạch Hydro chỉ thải ra nước, và chính phủ cũng nhanh chóng trợ giá cho dòng xe này nhằm khuyến khích người dân sử dụng các dòng xe xanh. Mặc dù giá xe Mirai sau khi hưởng trợ giá không hề rẻ (trên 50.000 USD) nhưng cũng đã có một số lượng lớn xe được bán ra tại Nhật.​

{keywords}

Các dòng xe nhỏ gọn được khuyến khích tại Nhật Bản.

Qua đó, có thể thấy họ coi trọng môi trường như thế nào. Trong suốt những ngày sống tại Nhật, quan sát đường phố thấy không hề có khói bụi, xe tải chở hàng cũng phải được bít kín không để vương vãi đất đá bụi bặm trên đường, do đó không khí rất trong lành.​

Hầu hết người Nhật đều sử dụng các dòng xe nội địa do các hãng xe Nhật sản xuất, hiếm khi thấy các dòng xe này có mặt ở thị trường khác. Những người khá giả hơn thì dùng xe Châu Âu, tuyệt nhiên không thấy sự có mặt của xe Mỹ hoặc Hàn, nếu có thì cũng là do các cơ quan nước ngoài nhập về sử dụng.​

{keywords}

Toyota Mirai tại Nhật Bản

Luật giao thông Nhật Bản quy định xe đi về bên tay trái, ngược với Việt Nam, nhưng không ép buộc phải mua xe tay lái nghịch, người dân có thể chọn xe tay lái bên nào tuỳ thích. Hầu hết tay lái thuận là xe Đức nhập khẩu, đường xá của họ luôn có dãi phân cách cứng ở ngoại ô, các tài xế thì rất ít chuyển làn nên không phải lo về vấn đề an toàn khi chạy tay lái nghịch.​

Đường sá ​

Từ đường làng đến đường thành phố, trong suốt 1 tuần lễ ở Nhật, em chẵng thể tìm được con đường nào có ổ gà, chất lượng mặt đường cực tốt, xe nào chạy cũng êm ru. Do vậy có những chiếc xe đã hơn 10 năm tuổi nhưng chất lượng vẫn rất tốt.​

{keywords}

Đường đi tỉnh tuy nhỏ nhưng mặt đường đẹp và biển báo rõ ràng.

Các biển báo, hướng dẫn đường xá được đặt rõ ràng, ngay cả trên mặt đường cũng đều có những dòng chữ hướng dẫn, bảo đảm các tài xế khó lòng mà giải thích “không thấy” biển báo nếu lỡ vi phạm luật giao thông.​

Thành phố Tokyo rất rộng, đường trên cao chằng chịt nên ngay cả người dân ở đây cũng không thể nào nhớ hết đường. Do vậy bất kì chiếc xe nào, từ xe du lịch cho đến xe tải nhẹ đời cổ cũng đều phải được trang bị hệ thống dẫn đường GPS. Thực tế em đi xe ở Nhật chưa thấy ai lái xe mà không dùng đến chức năng dẫn đường.​

{keywords}

Bất kì chiếc xe nào tại Nhật đều được trang bị hệ thống dẫn đường GPS

Luật giao thông​

Rất hiếm khi thấy bóng cảnh sát giao thông trên đường, hầu hết họ sử dụng Camera để phạt “nguội”. Họ chỉ có mặt để xử lý tai nạn giao thông, hoặc bắt các lỗi lặt vặt như lái xe mà nghe điện thoại, không bật đèn khi trời tối, …​

Người uống rượu bia mà lái xe thì sẽ bị phạt rất nặng, cụ thể chỉ cần một ly bia cũng đủ để cảnh sát giam bằng lái vĩnh viễn, nghĩa là họ sẽ không được phép lái xe và không còn có cơ hội hối lỗi. Do đó người dân ở đây khi đã uống rượu bia thì tuyệt đối không lái xe, nếu như cảnh sát phát hiện tài xế lái xe có uống rượu mà người đi cùng không ngăn cản họ lái xe thì cũng sẽ bị phạt tiền.​

Tài xế xe Taxi và xe Bus ở Nhật đều là những người lớn tuổi, do luật quy định chỉ những người trên 38 tuổi mới được phép lái xe chở khách (như taxi hoặc xe bus), điều này nhằm đảm bảo tài xế đủ kinh nghiệm và trách nhiệm để chở khách, đảm bảo an toàn cho người ngồi trên xe.​

{keywords}

Các khúc cua đường được làm sần nhám hơn và được sơn màu đỏ giúp tăng độ bám đường cho xe.

Những ngày ở Nhật, em di chuyển theo đoàn bằng xe Bus, bất cứ khi nào đoàn khởi hành thì tài xế xe bus cũng phải gặp bộ phận kiểm tra của khách sạn để xác nhận mình không uống rượu bia, đây là hình thức bắt buộc mà các nhà xe yêu cầu tài xế phải có để quản lý chặt chẽ sự an toàn khi điều khiển xe trên đường.​

Ý thức giao thông​

Khi lái xe ở Nhật, em thấy các tài xế kiên nhẫn đến kì lạ, mặc dù cuộc sống và công việc của họ luôn vội vã, nhưng cách lái xe thì điềm tĩnh, tuân thủ luật pháp rất nghiêm túc, trong đó người đi bộ được ưu tiên hàng đầu, các xe phải luôn luôn nhường trong bất kì hoàn cảnh nào.​

{keywords}

Người đi bộ luôn được nhường nhịn tại Nhật Bản.

Người đi bộ luôn đi qua đường đúng vị trí tại các điểm giao nhau có đèn báo hiệu, tất cả xe khi rẽ vào phải dừng lại nhường đường, thậm chí khi đèn xanh đã bật họ cũng phải chờ những người đi bộ đã lên hết trên lề đường mới bắt đầu cho xe chạy. Tất nhiên không hề có cảnh xe chạy tới giành giật, bấm còi inh ỏi để người đi bộ phải né.​

Bản thân em mỗi lần đi bộ qua đường luôn có cảm giác an toàn, cứ có đèn xanh cho người đi bộ là em đi, chẵng cần phải chú ý quan sát hai bên xem có xe nào lấn tới hay không, vì họ sẽ luôn dừng lại nhường. Có một trường hợp ở một con phố nhỏ, em chỉ muốn đi qua lề bên kia đường nhưng còn lưỡng lự vì có xe sắp chạy tới, ngay lập tức bác tài dừng xe và mời mình sang đường, thật tuyệt vời.

Còn về cách lái xe, hầu như họ chẵng biết chen lấn, chuyển lane là gì, cứ lane nào họ đi là cứ đi thẳng, mặc dù lane của họ đầy ắp xe trong khi lane bên kia đang thông thoáng, họ vẫn cứ kiên nhẫn chờ đợi đến lượt mình di chuyển, điều này ảnh hưởng mạnh mẽ từ văn hoá xếp hàng của người Nhật.​

{keywords}

Khi không phải nhường đường cho người đi bộ, ô tô ở Nhật luôn đạp thốc ga để lao thật nhanh trên đường, tất nhiên là đúng tốc độ cho phép mà không sợ có chướng ngại vật nào cắt ngang, điều này cho thấy họ cũng vội vã nhưng luôn kiên nhẫn chờ đợi ở các ngã tư.​

Chính vì ai cũng đi nhanh nên họ cũng không có khái niệm lách xe qua lane trống trải hơn, vì trước sau cũng tới nơi với thời gian chênh lệch không bao nhiêu, do ý thức giao thông của người dân là như nhau, tất cả họ đều đã được giáo dục về cách tham gia giao thông khi còn nhỏ do vậy họ rất hiểu nhau trên đường, tỷ lệ tai nạn giao thông ở Đất Nước này thuộc hàng thấp nhất thế giới, và Chính Phủ Nhật đã mất 60 năm cứng rắn trong luật cũng như giáo dục để có thể đạt được điều đó, sau khi trải qua thời kì “bát nháo” như giao thông Việt Nam hiện nay.​

{keywords}

Để ý tại một ngã ba không có tín hiệu giao thông, chỉ có biển báo “STOP” cắm trên đường, bất kì xe nào đến vị trí này đều dừng lại quan sát, mặc dù đường bên kia chẵng có chiếc xe nào đang trờ tới. Cứ như một quy luật, họ dừng, quan sát, trống trải thì mới rẽ.​

Các bác tài xe bus thì quá tuyệt vời, họ chẳng bao giờ chạy quá tốc độ, luôn tuân thủ nghiêm quy định tốc độ cho phép, họ điềm tĩnh đạp ga từ từ không để cho khách ngồi trên xe cảm thấy khó chịu. Khi đi đèo, họ sẵn sàng dừng lại nhường những xe nhỏ đi nhanh hơn lên trước, một viễn cảnh chưa bao giờ em nhìn thấy tại Việt Nam.​

{keywords} 

Cảm giác lái xe ở Nhật thật an toàn, chẵng cần chen chúc, bóp còi inh ỏi, luôn được nhường nhịn, yên tâm vì không có ai đi bộ cắt ngang đường, ai cũng tuân thủ luật giao thông, tốc độ một cách nghiêm túc, quá bình yên !​

“Sốc” khi trở về Việt Nam​

Mới ở Nhật hơn một tuần, về Việt Nam và bắt đầu cầm lái trở lại, quả thật em hơi bị “sốc” và phải làm quen lại với cách lái xe bóp còi, cũng như chứng kiến cảnh tượng chen lấn, giành giật, “điền vào chỗ trống”, không ai nhường ai trên đường.​

Người Việt sẽ mất bao lâu nữa để cải thiện được ý thức giao thông kinh khủng như hiện nay?

(Theo Otosaigon)