- Cơ quan công an đã vạch trần sự gian dối của lãnh đạo Trường Tiểu học Nam Trung Yên. Trong sáng nay, 21/2, UBND quận Cầu Giấy công bố quyết định kỷ luật đối với Hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc và các cá nhân liên quan trong vụ việc tai nạn của cháu Trần Chí Kiên.

Sáng 20/2, căn cứ trên kết quả điều tra của Công an TP Hà Nội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã chủ trì cuộc họp các ban ngành liên quan về vụ tai nạn tại Trường TH Nam Trung Yên (quận Cầu Giấy).

Clip công bố kết luận của cơ quan điều tra đối với vụ việc tai nạn của cháu Trần Chí Kiên tại Trường TH Nam Trung Yên:

Tại cuộc họp, căn cứ trên các kết quả báo cáo cũng như đơn phản ánh của 18 giáo viên đang công tác tại trường, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy xem xét kỷ luật chấm dứt việc điều hành nhà trường đối với bà Tạ Thị Bích Ngọc và bà Nguyễn Thị Hương theo thẩm quyền.

Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cũng yêu cầu UBND quận Cầu Giấy bố trí ngay người thay thế, điều hành nhà trường để việc học tập, giảng dạy của bình thường và báo cáo UBND Thành phố trước ngày 22/2.

{keywords}
Quyết định cách chức Hiệu trưởng và Hiệu phó Trường Tiểu học Nam Trung Yên. Ảnh: Lê Văn

Chiều cùng ngày, UBND quận Cầu Giấy đã tổ chức họp Hội đồng kỷ luật để xem xét hình thức kỷ luật.

Đến tối ngày 20/2, Hội đồng kỷ luật đã thống nhất hình thức kỷ luật cách chức với hai cán bộ này.

Đồng thời, UBND quận cũng lựa chọn một cán bộ thuộc Phòng Giáo dục quận tạm thời đảm nhiệm vị trí phụ trách, điều hành công việc của nhà trường đảm bảo bình thường.

Hiệu trưởng, hiệu phó trường Nam Trung Yên đã gian dối ra sao?

Cơ quan chức năng đã kết luận 2 người này đã che giấu sự việc, không trung thực trong báo cáo, thiếu thành khẩn khi nhận sai dù đã có chỉ đạo quyết liệt từ thành phố.

Theo kết quả điều tra ban đầu, cơ quan điều tra đã xác định ngày 1/12/2016, bà Tại Thị Bích Ngọc và Nguyễn Thị Hương gọi taxi đưa bà Ngọc đi khám tại Bệnh viện Việt Đức.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: "Chấn chỉnh đạo đức nhà giáo"

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: "Chấn chỉnh đạo đức nhà giáo"

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ vừa ký Chỉ thị Về việc tăng cường các giải pháp đảm bảo an toàn trong các cơ sở giáo dục.

Sau khi khám xong, cả hai lên xe taxi di chuyển về trường. Khi qua phố Phủ Doãn, các cô giáo này đã yêu cầu lái xe dừng lại để mua thuốc cho bà Ngọc. Tuy nhiên, do đường Phủ Doãn cấm dừng đỗ nên lái xe taxi biển kiểm soát 30A-702.54 là ông Trần Quốc Tuấn đã đưa số điện thoại cho bà Hương, hẹn khi mua xong thuốc sẽ quay lại đón.

Mua thuốc xong, bà Hương đã điện cho lái xe đón và đi về trường.

Khi về đến cổng sau nhà trường, bà Hương điện thoại cho bảo vệ trường ra mở cửa để cho xe taxi đi vào.

Khi vào đến sân trường, cháu Trần Chí Kiên đang chơi đùa đã chạy về phía đầu xe và bị xe ô tô đâm phải, ngã bệt xuống đất.

Lái xe dừng lại thì hiệu trưởng đi thẳng vào phòng Hội đồng; Hiệu phó Nguyễn Thị Hương đã dìu cháu Kiên lên, do cháu Kiên đau nên đã cùng bảo vệ đưa lên phòng chức năng của nhà trường để thăm khám.

Lái xe taxi sau đó do chưa biết hậu quả nên đã đi ra khỏi trường.

Như vậy, việc cho xe ô tô taxi biển kiểm soát số 30A-70254 do ông Trần Quốc Tuấn điều khiển đi vào sân trường trong giờ ra chơi của các cháu học sinh trường Tiểu học Nam Trung Yên và gây tai nạn là có thật. Thời điểm xảy ra tai nạn, trên xe có Hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc và Hiệu phó Nguyễn Thị Hương.

Theo kết luận của cơ quan điều tra, mặc dù biết số điện thoại của lái xe taxi gây tai nạn, nhưng cô hiệu phó không cung cấp kịp thời cho cơ quan điều tra, đồng thời có biểu hiện che dấu vụ việc như: tiến hành phát phiếu khảo sát về việc không nhìn thấy xe đi trong trường ngày 01/12/2016. Điều này gây khó khăn cho cơ quan điều tra và vi phạm nghiêm trọng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp người giáo viên.

Những việc của hiệu trưởng như không xác nhận xe chở mình gây tai nạn cho học sinh, đồng ý với những việc làm sai khác của hiệu phó cho thấy hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc đã không trung thực trong báo cáo, cố tình che giấu vi phạm, gây khó khăn cho cơ quan điều tra, có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Cơ quan chức năng nhận định: Việc làm của hiệu trưởng và hiệu phó Trường Tiểu học Nam Trung Yên đã tạo dư luận xấu trong xã hội về đạo đức nghề nghiệp và hình ảnh người giáo viên Thủ đô nói riêng, ngành giáo dục Việt Nam nói chung.

Tại cuộc họp, các đại biểu đại diện các sở ngành, quận Cầu Giấy đều có ý kiến về vụ việc, đánh giá việc khai báo của các cô giáo trên là thiếu thành khẩn, quanh co, che giấu bản chất sự thật.

Mặc dù đã được Sở GD-ĐT, UBND quận Cầu Giấy động viên, làm việc trên tinh thần hướng tới trách nhiệm và sửa sai nhưng cô giáo Tạ Thị Bích Ngọc còn bao biện; vẫn viết đơn thư gửi đến các cơ quan chức năng để che giấu cho hành vi của bản thân mình.

Hai cô hiệu trưởng và một lời của Chủ tịch nước

Hai cô hiệu trưởng và một lời của Chủ tịch nước

Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã thẳng thắn yêu cầu ngành giáo dục “ tăng cường kỷ cương” trước khi bàn về các nhiệm vụ căn cốt khác.

Tại buổi họp, chủ tịch Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh việc cách chức hai cán bộ này không phải là kết thúc mà để phục vụ công tác điều tra của cơ quan cảnh sát điều tra; nếu có vi phạm hình sự sẽ tiếp tục xem xét xử lý; nếu chỉ vi phạm ở mức độ hành chính thì hai cô giáo này cũng không xứng đáng ở vị trí của mình.

UBND Thành phố giao Công an Thành phố tiếp tục điều tra, củng cố hồ sơ, làm rõ lời khai và xử lý theo quy định của pháp luật.

Trong vụ việc này, hành vi của hai cô giáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự về hành vi Khai báo gian dối hay Che giấu tội phạm cũng cần làm rõ, xử lý nghiêm theo quy định, không bao che.

Ông Chung cũng yêu cầu Sở GD-ĐT khẩn trương tổ chức cuộc họp với toàn ngành, lấy bài học của để chấn chỉnh toàn bộ ngành giáo dục Thủ đô, đảm bảo thực hiện tốt việc dạy học trong nhà trường đúng kỷ cương, nề nếp.

Lê Văn