Đó cũng là lý do vì sao các ông lớn công nghệ trên thế giới đang không ngừng đánh chiếm ồ ạt, mang đến mối đe dọa không nhỏ cho các sản phẩm “nội binh”.
Cuộc chiến không cân sức ngay trên sân nhà
Nếu nhìn vào 3 lĩnh vực công nghệ đang hoạt động sôi động nhất những năm trở lại đây - bao gồm Mạng xã hội, Thương mại điện tử và Trình duyệt công nghệ, dễ thấy những nền tảng phổ biến nhất hiện đều là những ngoại binh sừng sỏ như Facebook, Tiktok, Google, Shopee, Lazada… Sự đầu tư bài bản, nguồn lực lớn mạnh của các doanh nghiệp tỉ đô này đang gây sức ép không hề nhỏ lên các startup trong nước. Hàng trăm cái tên đã phải dừng bước ngay trên sân nhà vì không đủ nhân lực, vật lực cạnh tranh lại. Điển hình như ứng dụng Umbala hay Muvik từng nổi một thời cũng phải chịu thất bại đau đớn trước TikTok.
Những cái tên doanh nghiệp lớn nổi bật hơn trong nước như Cốc Cốc, Tiki, Momo… cũng không khỏi loay hoay. Trên địa hạt Thương Mại Điện Tử, mặc dù đứng thứ 2 về thị phần người dùng ứng dụng điện thoại với 10,2%, Tiki vẫn lỗ nặng tới 1.200 tỷ đồng chỉ trong vòng 3 năm. Rõ ràng, việc đương đầu với các ông lớn đòi hỏi startup Việt sự đầu tư rất mạnh về nhân lực và vật lực, cùng những nước đi được tính toán kỹ lưỡng - nếu không muốn “sai một ly, đi một dặm”.
Ngay cả những startup công nghệ Việt nổi bật nhất vẫn chưa thoát khỏi cảnh lỗ (Nguồn: CafeF Data) |
Niềm tự hào: sản phẩm của người Việt - cho người Việt!
Không quá khi nói Cốc Cốc hiện là cái tên tiêu biểu cho niềm tự hào sản phẩm “Make in Vietnam”. Không chỉ vượt qua những khó khăn trong quá trình đưa sản phẩm đến với người dùng, trình duyệt công nghệ này còn liên tục đạt được những thành tích ấn tượng trước các đối thủ sừng sỏ.
Vào thời điểm ra mắt, Cốc Cốc gần như không nhận được sự tin tưởng của giới chuyên môn. Sự lớn mạnh của Google Chrome, FireFox hay Microsoft Internet Explorer khiến mọi người cho rằng giấc mơ trình duyệt Việt thật điên rồ! Nhưng không như dự đoán, Cốc Cốc đã lọt top 5 trình duyệt máy tính phổ biến nhất tại Việt nam chỉ sau 2 tháng ra mắt và sau đó nhanh chóng vượt lên top 2, duy trì thị phần đáng kể tới thời điểm hiện tại. “Nội binh” này còn vượt mặt UC Browser để đặt chân vào top 4 trình duyệt di động phổ biến tại Việt Nam với hơn 13 triệu lượt tải. Xét về mảng công cụ tìm kiếm tại Việt Nam, Cốc Cốc hiện chỉ xếp sau Google với hơn 6,5% thị phần - tương đương thị phần của Bing (Microsoft) tại Mỹ.
Thị phần Cốc Cốc Search tăng gấp đôi chỉ sau 1 năm, đạt 6.5% vào tháng 8/2020 |
Thực tế, không nhiều cái tên trên thế giới có thể nắm giữ thành tích tương tự khi đứng trước Google. Hiện chỉ 4-5 quốc gia có sản phẩm nội địa đủ sức cạnh tranh trực tiếp với Google ở mảng trình duyệt và công cụ tìm kiếm và Cốc Cốc của Việt Nam là một trong số những cái tên hiếm hoi đó.
Thành công của Cốc Cốc đến từ rất nhiều yếu tố: sự tập trung, nền tảng nghiên cứu kỹ lưỡng, hỗ trợ lớn từ các nhà đầu tư, và hơn hết là sự kiên trì. Rút ra bài học từ sự lụi tàn của rất nhiều sản phẩm công nghệ Việt trước đây, Cốc Cốc xác định cho mình hướng đi khác biệt: tập trung triển khai những tính năng “dành riêng cho người Việt” như: tải file tốc độ cao, tự động thêm dấu tiếng Việt, kiểm tra chính tả, tin tức tổng hợp theo sở thích, lọc quảng cáo gây phiền nhiễu, gói cước ưu đãi dành riêng cho người dùng trình duyệt trên điện thoại,…
Về hành trình đáng nhớ của mình, bà Đào Thu Phương - Phó Tổng Giám đốc Cốc Cốc chia sẻ: “Khi mới thành lập, Cốc Cốc cũng như các doanh nghiệp công nghệ của Việt Nam phải chịu vô vàn sức ép: từ sự cạnh tranh quyết liệt của các doanh nghiệp nước ngoài, từ xu hướng công nghệ luôn cập nhật, từ nhân lực, nguồn vốn… Điều căn bản là phải hiểu được thế mạnh của bản thân mình, hiểu được thị trường và kiên trì theo đuổi con đường đó”.
Để đến được hôm nay, những “nội binh” như Cốc Cốc đã trải qua hành trình vô cùng bền bỉ |
Nếu ví công nghệ số là một con dao, thì có lẽ người Việt mới chỉ nắm đằng lưỡi - thậm chí là một phần của lưỡi dao. Chính sự can đảm của những cái tên như Cốc Cốc đã – đang từng ngày góp phần thay đổi cuộc chơi công nghệ này! Hành trình phía trước vẫn còn rất dài, nhưng chắc chắn niềm tin vào những sản phẩm “Make in Vietnam” của các doanh nghiệp công nghệ Việt không phải là mơ ước xa vời.
Phương Dung