{keywords}
 

Vào tháng 8, Mỹ cấm các nhà sản xuất bán dẫn dùng thiết bị, phần mềm, thiết kế xuất xứ Mỹ bán hàng cho Huawei nếu không có giấy phép đặc biệt. Mỹ đưa Huawei và hàng trăm công ty con vào danh sách đen thương mại Entity List vì nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia hay lợi ích chính sách ngoại giao. Lệnh cấm có hiệu lực từ tuần sau.

Samsung Electronics, nhà sản xuất memory chip hàng đầu thế giới, SK Hynix và hầu hết người chơi khác trên toàn cầu về cơ bản sẽ dừng bán hàng cho công ty Trung Quốc từ 15/9. Một nguồn tin của Yonhap cho biết việc bán hàng có thể khôi phục nếu Samsung xin được giấy phép. Trước đó, gã khổng lồ sản xuất chip Đài Loan TSMC xác nhận đã ngừng nhận đơn hàng mới từ Huawei.

Lệnh cấm có ảnh hưởng sâu rộng do công nghệ Mỹ được dùng trong gần như mọi lĩnh vực sản xuất chip, từ phần mềm thiết kế đến trang thiết bị. Huawei là 1 trong 5 khách hàng lớn nhất của Samsung. Ngoài Huawei, Samsung còn cung ứng chip cho Apple và các thương hiệu điện thoại Trung Quốc khác. Trong khi đó, khoảng 10% doanh số SK Hynix là từ Huawei.

Theo giới quan sát, lệnh cấm của Mỹ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến Samsung trong ngắn hạn nhưng về lâu dài, đây có thể là lợi thế. Đó là vì Samsung có cơ hội nới rộng khoảng cách với Huawei trên lĩnh vực smartphone và bắt kịp doanh nghiệp Trung Quốc trên thị trường 5G.

Huawei đối diện tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” vì lệnh cấm mới của Mỹ đã chặn đứng công ty tiếp cận với công nghệ lõi di động. Lãnh đạo Huawei từng nói năm 2020 có thể đánh dấu chấm hết cho chip Kirin tự phát triển. Ngược lại, khi mảng kinh doanh smartphone của Huawei trì trệ, nó cũng tác động đến các nhà cung ứng.

Chính phủ Trung Quốc được cho là tài trợ cho công ty bán dẫn SMIC trong nước để cung ứng chip cho Huawei. Tuy nhiên, chính quyền Trump cũng đe dọa cấm vận SMIC, dẫn đến việc Bộ Thương mại Trung Quốc chỉ trích Mỹ là kẻ bắt nạt. Huawei không còn nhiều lựa chọn khi mua linh kiện điện thoại, dù nhà sản xuất chip Qualcomm của Mỹ gần đây vận động chính phủ nới lỏng hạn chế.

Mỹ cáo buộc hạ tầng Huawei gây nguy cơ an ninh quốc gia và Huawei có liên quan đến đánh cắp bí mật thương mại, vi phạm lệnh trừng phạt với Iran. Nó là một phần trong cuộc chiến quyền lực lớn hơn giữa Mỹ và Trung Quốc mà gần đây chuyển hướng sang các ứng dụng mạng xã hội như WeChat, TikTok. Lệnh cấm Huawei có thể định hình lại thị trường smartphone và bán dẫn.

Du Lam (Theo The Verge, Yonhap)

Huawei, Qualcomm 'vạ lây' nếu Mỹ cấm SMIC

Huawei, Qualcomm 'vạ lây' nếu Mỹ cấm SMIC

Hàng loạt công ty trên toàn cầu sẽ bị liên đới nếu chính quyền Tổng thống Trump cấm SMIC, nhà sản xuất bán dẫn lớn nhất Trung Quốc.