Đây là giảng đường thứ hai được trao tặng sau giảng đường thông minh tại Đại học Y Dược TP.HCM. Trong các dự án lớp học thông minh của mình, Samsung đã cung cấp cho toàn bộ lớp học các thiết bị điện tử cá nhân, bao gồm các bảng điện tử chạy Windows 7, và Galaxy Tab hay Note viên chạy Android của Google.
Samsung đang tiếp tục mở rộng công nghệ lớp học thông minh của mình ở Việt Nam, tiếp nối thành công của mô hình này ở hàng chục quốc gia khác trên thế giới.
Samsung công bố Giải pháp Lớp học Thông minh trên nền tảng Android tại triển lãm BETT tại ExCel ở London vào năm 2013. Trước đó, Samsung cũng đã thí điểm công nghệ này ở 24 quốc gia. Dự án này đã được triển khai đầu tiên ở thành phố quê hương của Samsung, Seoul, Hàn Quốc, ở Sydney, Australia, và Memphis, ở Hoa Kỳ.
Giờ đây, Giải pháp lớp học thông minh của Samsung đã lan rộng tới 72 quốc gia trên toàn cầu. Samsung đã triển khai rộng khắp các lớp học thông minh trên toàn cầu trong một chương trình Trách nhiệm Xã hội lớn của tập đoàn này. Samsung vẫn đang triển khai mạnh dự án này, hướng tới một "tầm nhìn lớn cho năm 2020", theo đó lớp học thông minh Samsung được phổ cập hoá trên toàn thế giới.
Thị trường giáo dục là thị trường rất rộng cho các sản phẩm công nghệ bao gồm cả máy tính xách tay, máy tính bảng, bảng điện tử tương tác, màn hình, hệ thống camera quan sát, máy in. Hầu như tất cả các sản phẩm như vậy của Samsung đều đã được sử dụng trong đào tạo ở nhiều bậc, đặc biệt là giáo dục bậc cao, giáo dục đại học. Tuy nhiên, điều cần thiết là một hệ thống phần mềm tổng thể để kết nối toàn bộ hệ thống thiết bị này với nhau. Giải pháp lớp học thông minh của Samsung đã giải quyết được bài toán này.
“Phần mềm Giảng dạy tương tác (Interactive Teaching) cho phép giảng viên đưa giáo trình hoặc các yêu cầu từ bảng tương tác điện tử đến từng học viên thông qua máy tính bảng Galaxy Tab. Ứng dụng này cùng với các nền tảng trực tuyến của trường hỗ trợ sinh viên gửi câu hỏi tới giảng viên, theo dõi lịch học tập hoặc bài học ở mọi nơi, kể cả bên ngoài lớp học. Cũng trên bảng tương tác điện tử, với phần mềm nói trên, giảng viên có thể quản lý được cả nội dung trên màn hình máy tính bảng của từng sinh viên, theo dõi quá trình học tập và điều hành các hoạt động trong lớp.” Đại diện tập đoàn điện tử Samsung cho biết.
Hơn thế, nếu ví việc học như lái xe thì sinh viên đã không được ngồi vào ghế lái đủ lâu để hiểu thế nào là lái thử một chiếc xe thật sự. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hầu hết các sinh viên rồi sẽ không biết “lái xe” như thế nào bởi những kiến thức suông thầy nói trên lớp nhanh chóng trôi đi đâu mất qua thời gian.
“Các bài giảng "cổ điển", với giáo viên đứng nói một chiều từ bục giảng, vẫn thường được sử dụng trong các trường y. Các sinh viên y khoa vẫn thường đóng vai trò thụ động trong mô hình cổ điển đó. Giảng dạy và học tập thiếu đi sự kết nối nhịp nhàng với nhau. Giảng đường thông minh của Samsung đã khắc phục được hoàn toàn điểm yếu này. Thầy và trò giờ đây tương tác với nhau một cách uyển chuyển qua các thiết bị điện tử và phần mềm chuyên dụng của Samsung”, PGS. TS Nguyễn Văn Sơn, Hiệu trưởng trường ĐH Y Dược Thái Nguyên cho biết.
Với giảng đường thông minh, mục tiêu của Samsung là tạo ra một kinh nghiệm giáo dục được cá nhân hoá theo đó sinh viên có thể làm chủ và tạo ra khoá học cho mình. Giáo dục sẽ lấy sinh viên làm trung tâm thay vì giáo viên là trung tâm.