Trong cuộc sống hiện đại, chiếc ô tô không chỉ là phương tiện di chuyển mà còn là "người bạn" đồng hành. Tuy nhiên, để chiếc xe luôn hoạt động mạnh mẽ và an toàn, việc hiểu rõ và tránh những sai lầm thông thường trong quá trình sử dụng là vô cùng quan trọng. Dưới đây là những lưu ý quan trọng về sử dụng ô tô đúng cách, tránh những hậu quả khó lường có thể ảnh hưởng đến động cơ và dàn gầm.
"Côn ra ga vào" không còn đúng với những dòng xe đời mới
Khi sử dụng các dòng xe đời cũ trang bị hộp số sàn, người lái xe thường truyền cho nhau kinh nghiệm điều khiển "côn ra, ga vào" tuy nhiên với thế hệ xe mới với nhiều cải tiến mới khi sở hữu các động cơ có công suất và mô – men xoắn lớn hành động này đã vô tình khiến xe dễ bị cháy côn.
Vì vậy, khi vận hành, người lái xe chỉ cần nhả côn từ từ không cần đỡ ga dù lúc mới khởi hành hay ở mặt đường có độ nghiêng thấp xe vẫn không bị chết máy. Còn trường hợp côn chưa nhả hết mà tiếp tục ga sẽ khiến động cơ mô men xoắn quá lớn vượt quá hệ số bám của lá côn dẫn đến việc côn bị cháy.
Quên lịch thay dầu
Thông thường, sổ tay hướng dẫn sử dụng xe của nhiều nhà sản xuất khuyến cáo nên thay dầu bôi trơn động cơ sau khoảng 5.000km hoặc 10.000km (tùy thuộc vào loại dầu) tương đương với 3 tháng hoặc 6 tháng tùy theo điều kiện nào đến trước.
Tuy nhiên trên thực tế nhiều chủ xe thờ ơ với khuyến cáo này khiến dầu trong động cơ bị biến chất có thể bị cháy, thành chất sền sệt như bùn hoặc như muội than. Chất cặn dầu cháy sẽ bám vào các chi tiết máy, làm bó máy. Nguy hiểm nhất bám vào xéc-măng dầu, gây kẹt xéc-măng, hở buồng đốt, động cơ có khói dầu và nặng là không thể vận hành.
Quên hạ phanh tay
Người lái quên hạ phanh tay hoặc có hạ nhưng chưa hạ hẳn khiến phanh tay vẫn ăn nhẹ, dù là trường hợp nào điều này cũng gây những thiệt hại nặng nề.
Do trên phần lớn các loại xe ô tô hiện nay, hệ thống má phanh dừng (phanh tay) sử dụng loại phanh đĩa hoặc tăng-bua, được thiết kế độc lập hoặc kết hợp với hệ thống phanh chính, nhưng tất cả vẫn nằm trong cụm phanh sau. Khi má phanh dừng vẫn còn sát vào tăng-bua hoặc đĩa phanh (quên hạ phanh tay hoặc hạ chưa hết), ma sát lớn giữa má phanh và tăng-bua hoặc đĩa phanh sẽ sinh nhiệt rất lớn khi xe chạy, làm cho má phanh có thể bị cháy.
Đổ nhầm nhiên liệu
Sự cố này không nhiều nhưng cũng có thể xảy ra và gây hậu quả nghiêm trọng. Nếu đổ nhầm dầu vào xăng, tùy vào lượng xăng còn lại trong bình mà xe có thể chạy được hay không. Nếu lượng xăng còn nhiều mà lượng dầu đổ thêm vào ít thì xe vẫn có thể nổ được nhưng chạy sẽ không bốc, khi khởi động sẽ có hiện tượng máy bị kích nổ, có tiếng gõ lóc cóc, ngược lại lượng xăng quá nhiều sẽ phá hỏng piston hoặc phá vỡ cả bộ máy của xe.
Do đó, nếu để xảy ra trường hợp đổ nhầm thì tuyệt đối không được khởi động máy và nên gọi nhân viên cứu hộ đưa về gara hút toàn bộ nhiên liệu và làm sạch bộ máy cung cấp nhiên liệu.
Để tránh để tình trạng đổ nhầm nhiên liệu xảy ra người dùng nên dán đề can từng loại nhiên liệu ở miệng bình hoặc nhắc nhở người mượn xe cản thân, kiểm tra khi nhân viên dung nạp nhiên liệu cho xe.
Nước vào động cơ
Giống như việc đổ nhầm nhiên liệu việc để nước vào động cơ rất ít khi xảy ra, nhưng cũng đã có một số trường hợp phát hiện nước làm mát bị cạn đã vội vàng bổ sung nước máy và chính vì việc này đã khiến cho động cơ ngừng hoạt động.
Tuy nhiên trong một vài trường hợp, nếu thiếu ít người dùng vẫn có thể đổ nước máy và sau chuyến hành trình không cần phải thay nước làm mát. Nhưng, nếu có điều kiện thì có thể thay lại nước làm mát nhưng phải đạt tiêu chuẩn của hãng quảng cáo và tốt nhất nên thông súc lại toàn bộ hệ thống làm mát.
Việc tuân thủ những quy tắc cơ bản này không chỉ giúp người dùng tránh được những chi phí sửa chữa lớn mà còn đảm bảo an toàn khi lái xe. Sự chú ý và chăm sóc đúng cách sẽ giúp chiếc xe của bạn hoạt động ổn định và bền bỉ trong thời gian dài.
Theo VietQ
Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!