Từ trước tới nay trong suy nghĩ của đa số người dân đều nghĩ rằng ngân hàng là nơi đáng tin cậy để gửi tiền tiết kiệm. Tuy nhiên, nhiều vụ khách hàng bị mất tiền lúc nào không hay đã xảy ra khiến nhiều người giật mình. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới rủi ro này như do đạo đức của cán bộ ngân hàng hoặc cũng có thể do sai lầm của nhiều người khi làm sổ tiết kiệm. 

Do đó, theo lời khuyên của các chuyên gia ngành ngân hàng, khi làm sổ tiết kiệm tại ngân hàng tuyệt đối phải nắm chắc những lưu ý dưới đây:

Không nên ký sẵn chứng từ

Trước đây, từng có vụ việc một khách hàng do quá tin tưởng nguyên phó giám đốc phòng giao dịch của ngân hàng mà nhiều lần ký sẵn vào các giấy tờ trắng bởi ông hay phải đi công tác xa. Sau này ông phát hiện sổ tiết kiệm 400.000 euro của mình gửi tại ngân hàng hiện đang được thế chấp vay hơn chục tỷ đồng trong khi ông không hề hay biết.

Các nhân viên ngân hàng cho hay khá nhiều khách hàng đồng ý ký sẵn một tập chứng từ kiểu này bởi họ hay phải đi xa. Nhưng nên tránh làm việc này vì nó tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho tài sản của mình.

{keywords}
Làm sổ tiết kiệm tại ngân hàng khách hàng cần đặc biệt lưu ý kẻo tiền "bốc hơi". Ảnh minh họa

Cảnh giác khi mở sổ tiết kiệm tại quầy

Những người càng có nhiều tiền lại càng dễ mắc sai lầm này, bởi họ là khách VIP nên sẽ được nhân viên ngân hàng đến tận nhà, công ty để làm sổ. Nhưng hãy lường trước tai họa phát sinh khi nhân viên ngân hàng giao sổ tiết kiệm giả mạo hoặc sau đó không đưa tiền về kho quỹ, không nhập lên hệ thống.
 
Gửi tiền trước, nhận sổ hoặc chứng từ sau

Với những khách hàng đã quen làm việc với một nhân viên ngân hàng nào đó, họ sẽ dễ tính đến mức cho ‘nợ sổ’ hoặc ‘nợ chứng từ’. Nhưng sẽ không thể ngờ rằng nếu nhân viên đó bị đuổi bỏ hoặc vì lòng tham mà bỏ trốn họ cũng sẽ lấy đi toàn bộ số tiền tiết kiệm của khách hàng.

Ngoài ra, sau khi nhận sổ cũng phải kiểm tra thật kỹ các chứng từ, đủ dấu của ngân hàng và chữ ký của người có trách nhiệm, đây sẽ là bằng chứng để đưa ra nếu ngân hàng nói rằng tiền chưa được đưa vào hệ thống.

Thay đổi chữ ký liên tục

Khi ký bất cứ giao dịch gì với ngân hàng cũng nên chú ý từng nét chữ phải giống nhau, không nên ký mỗi giấy tờ một kiểu kẻo ngân hàng có thể làm khó trong việc rút, nhận tiền. Đôi khi sẽ phải mất rất nhiều thời gian để chứng minh sổ tiết kiệm đó là của mình.

Không làm đúng thủ tục, quy trình tất toán sổ

Cách đây không lâu cũng xảy ra tranh cãi, kiện tụng giữa một khách gửi 70.000 USD (gần 1,5 tỷ đồng) và một ngân hàng ở TP HCM. Phía khách khẳng định có 2 sổ tiết kiệm, mỗi sổ trị giá 70.000 USD nhưng ngân hàng lại cho rằng bản chất khách chỉ có một sổ. Theo nhà băng, do sai sót, giao dịch viên đã không làm thủ tục tất toán đầy đủ (có chữ ký của khách hàng) trước khi chuyển khoản số tiền từ sổ cũ sang sổ mới để hưởng chương trình khuyến mại.

Mặc dù ở vụ việc này, tòa án đã xử phía khách hàng thắng kiện nhưng vẫn đừng quên theo dõi sát sao quy trình mở sổ, tất toán sổ của nhân viên ngân hàng để tránh rủi ro cho mình.

(Theo Viet Q)