NXB Tổng Hợp phối hợp cùng gia đình cố NSƯT Nguyễn Ngọc Bạch tái bản cuốn sách quý nhân dịp 35 năm ông tạ thế.
Cuốn Nguyễn Ngọc Bạch - Một đời sân khấu gồm 5 phần trứ tác của ông: những bài hát; mẩu chuyện kháng chiến chống Pháp; hồi ký; nghiên cứu phê bình sân khấu cải lương Nam Bộ; và các đề cương ông nghiên cứu. Sách cũng dành một phần tập hợp các bài viết xúc động của người thân và bạn bè đồng nghiệp về ông.
Tái bản sau 16 năm, cuốn Nguyễn Ngọc Bạch - Một đời sân khấu vẫn tải vẹn nguyên sự xúc động của giới văn nghệ sĩ dành cho ông. Bìa sách được thay bằng tranh phác họa chân dung cố nghệ sĩ trông khá hóm hỉnh thay vì ảnh chụp chân dung như cũ.
Bìa "Nguyễn Ngọc Bạch - Một đời sân khấu". |
Cả đời cố NSƯT Nguyễn Ngọc Bạch cống hiến cho nền nghệ thuật Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực sân khấu cải lương. Những năm sau 1954, các vở Máu thắm đồng Nọc Nạn, Bên dòng Nhật Lệ, Người con gái đất đỏ... của ông tạo tiếng vang to lớn. Ông và NSND Tám Danh cũng cùng nhau tạo ra nhiều tác phẩm kinh điển có thể kể đến: Võ Thị Sáu, Kiều Nguyệt Nga, Phụng Nghi Đình...
TS. Nguyễn Thị Hậu, con gái cố nghệ sĩ, cho biết cha mình tận tụy với nghề đến cuối đời nhưng chưa từng màng danh hiệu. Thậm chí, mộ phần ông hiện chỉ để tên, quê quán, ngày sinh, ngày mất chứ không kèm danh hiệu gì.
Với đại chúng, Nguyễn Ngọc Bạch được nhớ đến qua những ca khúc nhạc Cách mạng như Hồn thiêng chiến sĩ, Tháp Mười anh dũng... nhưng cuộc đời cố NSƯT chủ yếu gắn liền với hoạt động sân khấu cải lương Nam bộ với tư cách đạo diễn và nhà quản lý. Vì sinh thời, ông đảm nhiệm nhiều chức vụ như Trưởng đoàn Cải lương Nam bộ, Trưởng đoàn Kịch nói Nam bộ, Trưởng đoàn Kịch nói Cửu Long Giang, Phó Tổng thư ký Hội Sân khấu TP.HCM, Phó GĐ Nhà hát Cải lương Việt Nam và Phó GĐ Sở VH&TT TP.HCM.
Trong lòng nhiều nghệ sĩ như NSƯT Lê Thiện, NSƯT Ca Lê Hồng, NSND Kim Xuân, đạo diễn Thanh Hạp... thì Nguyễn Ngọc Bạch gần gũi như người thầy, người cha.
Cẩm Lan
Phẩm giá và tình người trong nghịch cảnh
Thợ xăm ở Auschwitz dựa trên một câu chuyện có thật. Đó là câu chuyện của hai người bình thường, sống trong một thời đại khác thường, bị tước đoạt không chỉ tự do của mình mà còn cả nhân phẩm.