Anh Nguyễn Trung Quốc ở xã Khánh Bình (huyện Trần Văn Thời) hiện đang sở hữu trang trại nuôi rắn hổ đất (hổ mang) với quy mô lớn bậc nhất ở Cà Mau.

Tuyên Quang: Bắt con rắn hổ mang dài 2 mét, lái buôn chốt ngay tiền triệu

Chết khiếp đàn rắn đen trũi, dài ngoằng chạy khắp vườn ở Ninh Bình

Clip rùng rợn trang trại rắn hổ đất 1.000 con của anh nông dân ở Cà Mau.
 
Dẫn chúng tôi tham quan trang trại, anh Quốc cho biết: "Rắn hổ đất là loài rất độc, nên khi bắt tay vào nuôi bản thân tôi phải chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Tuy nhiên, loài này hiện có thị trường tiêu thụ khá ổn định. Tôi bán rắn cho các nhà hàng và khách lẻ tự tìm đến qua giới thiệu. Loài rắn hổ đất trong tự nhiên hiện đang cạn kiệt dần, cũng là điều kiện phát triển mô hình"

Với mong muốn xây dựng một mô hình ít đụng hàng, sản phẩm bán được giá cao và không lỗi thời, năm 2009 anh Quốc bắt tay vào tìm hiểu mô hình nuôi rắn hổ. Ban đầu, anh nuôi khoảng 100 con rắn hổ hèo và hổ đất, giá thị trường thời điểm ấy khoảng 900 ngàn đồng/kg. Thời gian sau, khi rắn hổ hèo sụt giá, anh Quốc chuyển hẳn sang nuôi rắn hổ đất.

{keywords}
Rắn hổ đất là loài cực độc, khiến nhiều người e sợ. Ảnh: Chúc Ly.

Theo anh Quốc, thời gian đầu anh chỉ dám nuôi thử nghiệm, nhưng hiệu quả không cao, rắn không lớn được. Sau đó, anh quyết định lặn lội qua tỉnh Đồng Tháp để tìm hiểu phương pháp, kinh nghiệm và kỹ thuật nuôi rắn. Đến năm 2013, anh Quốc mới bắt tay vào xây dựng mô hình với quy mô trang trại.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở thời điểm này là để có được một trang trại như mong muốn anh phải tốn khá nhiều vốn. “Lúc này tôi chỉ dám nói với vợ chi phí xây dựng khoảng 150 triệu, nhưng sau khi hoàn thành thì nó lên đến 500 triệu đồng” - anh Quốc tâm sự.

{keywords}
Anh Quốc sở hữu tran trại rắn hổ đất 1.000 con trưởng thành. Ảnh: Chúc Ly.

Nhờ quyết tâm và “máu liều” trong người, anh Quốc đã xây dựng được trang trại nuôi rắn với diện tích khoảng 1.500m2. Hiện anh đang sở hữu khoảng 1.000 con rắn hổ đất thịt và vài trăm con rắn hổ đất con.

Theo anh Quốc, ban đầu tôi mua rắn người dân bắt trong tự nhiên về nuôi và rút kinh nghiệm dần. Về sau, khi đã ổn định và rắn phát triển tốt tôi mới nghiên cứu tự nhân giống lên dần dần.

{keywords}
Với diện tích khoảng 1.500m2, anh Quốc xây dựng trang trại kiên cố với khoảng 1.300 hộc để nuôi rắn hổ đất. Ảnh: Chúc Ly.

Anh Quốc chia sẻ: “Nuôi rắn không dễ, đây là loài rắn độc, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, nên tôi phải hết sức tỉ mỉ, cẩn thận trong cách chăm sóc đến nhân giống, xử lý các bệnh ở rắn... Người nuôi phải hiểu rõ thói quen và theo dõi các hoạt động của chúng hằng ngày”.

Được biết, nguồn thức ăn cho rắn hổ đất không khó kiếm, chủ yếu là chuột, nhái, cóc,…Ngoài nguồn thu từ bán rắn hổ đất thịt với giá dao động 500-700 ngàn đồng/kg (loại từ 1,5kg trở lên), anh Quốc còn kết hợp bán nọc rắn cho các trại rắn. Từ mô hình, anh Quốc có thu nhập khoảng 200 triệu đồng/năm.

(Theo Dân Việt)

Đàn rắn độc 30.000 con: Kinh hãi người đàn ông 'chơi' với hổ mang mỗi ngày

Đàn rắn độc 30.000 con: Kinh hãi người đàn ông 'chơi' với hổ mang mỗi ngày

Hiện, số lượng rắn nuôi của HTX đạt khoảng hơn 30.000 con rắn sinh sản, gấp hơn 60 lần so với thời điểm mới thành lập. Từ đầu năm 2018 đến nay, HTX cung ứng cho thị trường hơn 20.000 con rắn giống...

Chết khiếp: Khoanh lưới gần 2.000 con rắn loang lổ ở Hậu Giang

Chết khiếp: Khoanh lưới gần 2.000 con rắn loang lổ ở Hậu Giang

Hiện nay, nghề nuôi Cua đinh, baba, rắn ri voi, ri cá… đang được phát triển mạnh ở nhiều nơi trên địa bàn huyện Phụng Hiệp.