Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã lần đầu tiên hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sau hơn 2 năm, chủ yếu xuất phát từ những quan ngại về sự leo thang căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế nhất nhì thế giới là Mỹ và Trung Quốc.

Cảnh giác 'bẫy nợ' TQ, Sierra Leone hủy xây sân bay trăm triệu đô

Sức tàn phá khủng khiếp của siêu bão Michael

Vật thể lạ xuất hiện trên bầu trời Trung Quốc

Trong báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới, công bố ngày 9/10 tại Hội nghị thường niên IMF và Ngân hàng Thế giới (WB) ở đảo Bali (Indonesia), IMF đã hạ dự báo triển vọng tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu xuống mức 3,7% trong năm nay và năm 2019, giảm 0,2 điểm phần trăm so với dự báo được đưa ra hồi tháng 7 vừa qua. Đây là lần đầu tiên IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới kể từ tháng 7/2016.

{keywords}
Một tàu hàng của Trung Quốc. (Ảnh: PA)

Còn nhớ, cũng trong báo cáo đưa ra hồi đầu năm nay, IMF nhận định “triển vọng sẽ tươi sáng hơn, các thị trường lạc quan dù thách thức còn phía trước”. Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi quá nhanh chóng chỉ trong vài tháng, xuất phát từ những nguyên nhân như tác động tiêu cực của tiến trình đàm phán Anh rời Liên minh châu Âu (EU), tình hình dòng vốn và thanh khoản khó khăn ở các thị trường mới nổi, và đặc biệt là căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang với tốc độ nhanh ngoài dự đoán.

Theo nhà kinh tế trưởng của IMF - ông Maurice Obstfeld, các dự báo trước dường như đã "quá lạc quan" dù xuất hiện nhiều rủi ro từ những xung đột chính sách thương mại. IMF đặc biệt cảnh báo những rủi ro từng được nêu bật trong các báo cáo trước đó "đang ngày càng trở nên rõ rệt ở cấp độ vĩ mô", thậm chí đã hiện thực hóa một phần và ảnh hưởng xấu tới các doanh nghiệp. 

Báo cáo mới nhất của IMF cũng nêu rõ căng thẳng thương mại leo thang là một thách thức lớn đối với nền kinh tế thế giới khi "những tuyên bố ủng hộ chủ nghĩa bảo hộ đang dần biến thành hành động" và "chính sách thương mại hiện nay phản ánh tình hình chính trị ở một số quốc gia vẫn chưa ổn định, do đó có thể gây ra nhiều rủi ro hơn nữa".

Phân tích của các chuyên gia IMF cho thấy căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ  gây thiệt hại lớn cho cả hai nền kinh tế lớn nhất thế giới trong năm tới, trong đó khả năng Trung Quốc sẽ phải hứng chịu tổn thất nặng nề hơn.

Bên cạnh đó, các biện pháp thuế quan của Mỹ áp đặt đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, nhất là một khi áp đặt mở rộng sang cả mặt hàng ô tô, có thể gây xáo trộn chuỗi cung ứng hiện có nếu vấp phải các biện pháp trả đũa.

Do tác động của xung đột thương mại hiện nay, IMF dự đoán tăng trưởng kinh tế của cả Mỹ và Trung Quốc sẽ chậm hơn, ở mức lần lượt đạt 2,9% và 6,6% trong năm nay và giảm chỉ còn 2,5% và 6,2% trong năm 2019.

Đáng chú ý hơn, IMF cho rằng một khi cuộc chiến tranh thương mại toàn diện Mỹ - Trung nổ ra, với  mức thuế nhập khẩu cao cộng với những rào cản thương mại ngày một khốc liệt áp đặt trong mọi lĩnh vực hàng hóa, gánh nặng sẽ đè lên nền kinh tế toàn cầu chứ không chỉ 2 nước Mỹ và Trung Quốc.

Báo cáo nhận định nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump hiện thực hóa tất cả đe dọa về thuế quan, bao gồm tăng thuế đối với ôtô nhập khẩu, thì tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ giảm hơn 0,8% vào năm 2020 so với kịch bản không có chiến tranh thương mại. Với Trung Quốc, tăng trưởng GDP sẽ bị giảm 1,6%  vào năm tới, còn con số này của Mỹ sẽ là 0,9%.

Căng thẳng thương mại ngày một gia tăng đã kéo theo hàng loạt các biện pháp "ăn miếng, trả miếng" giữa các đối tác thương mại lớn, tác động không nhỏ tới nhiều quốc gia khác . Bản thân  Giám đốc Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF Cristine Lagarde đã cảnh báo rằng cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế đứng đầu thế giới sẽ gây ảnh hưởng mạnh mẽ tới nhiều quốc gia, đặc biệt là những nền kinh tế mới nổi.

Trong báo cáo mới công bố, IMF cho rằng những bất ổn do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung sẽ tác động đáng kể đối với 5 nước ASEAN gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam. IMF duy trì dự báo tăng trưởng ở mức 5,3% đối với các nước Đông Nam Á  trong năm nay, và giảm nhẹ xuống 5,2% trong năm tới. Đối với Nhật Bản, những ảnh hưởng hiện nay có thể khiến mức tăng GDP chỉ còn 1,1% trong năm nay, giảm 0,1% so với ước tính hồi tháng 4 vừa qua.

Nhiều nền kinh tế mới nổi ở khu vực Mỹ Latin, như Argentina, Brazil, Mexico… cũng bị IMF mạnh tay hạ dự báo tăng trưởng, còn Venezuela đang sa lầy trong khủng hoảng kinh tế sẽ bước vào năm thứ 6 của cuộc suy thoái, với mức lạm phát dự đoán tới 10.000.000% vào năm sau. Riêng Ấn Độ vẫn được dự báo sẽ là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất toàn cầu trong năm nay và 2019, với mức tăng lần lượt đạt 7,3% và 7,4%.

Ở châu Âu, khu vực đồng tiền chung Eurozone cũng bị ảnh hưởng trong bối cảnh bất ổn thương mại và mối lo ngại về tiến trình Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) có nguy cơ gây thiệt hại đáng kể cho nền kinh tế châu lục. Cụ thể, IMF đánh giá tăng trưởng trung bình của Eurozone  sẽ chỉ đạt 2% trong năm nay, thấp hơn 0,2% so với ước tính hồi tháng 7 vừa qua, và sẽ tiếp tục giảm xuống còn 1,9% trong năm tới.

Đối với Đức, tăng trưởng của nền kinh tế “đầu tàu châu Âu” này sẽ giảm còn 1,9% trong cả năm 2018 và 2019 do sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu và sản xuất công nghiệp. Trong khi đó, nền kinh tế Pháp ước tính sẽ chỉ tăng trưởng ở mức 1,6% trong năm nay và năm tới, giảm tới 0,3 điểm phần trăm so với năm 2017. Đối với Anh, quốc gia không phải là thành viên Eurozone và sẽ rời EU từ tháng 3/2019, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế nước này sẽ lần lượt duy trì ở mức 1,4% và 1,5% trong năm nay và năm sau.

Theo nhà kinh tế trưởng IMF, ông Maurice Obstfeld, thế giới sẽ trở thành một nơi "nghèo nàn và nguy hiểm hơn", nếu lãnh đạo các nước không cùng hợp tác để tập trung xây dựng các chính sách phù hợp, trong đó đảm bảo tăng trưởng thương mại tiếp tục là một yếu tố then chốt để duy trì và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Còn Tổng Giám đốc IMF Christine Lagarde nhấn mạnh: "Thông điệp của tôi ngày hôm nay là sự nhắc nhở cần thiết để chúng ta kiểm soát những nguy cơ, tăng cường cải cách và hiện đại hóa hệ thống đa phương." Theo bà Lagarde, việc kêu gọi các nước hợp tác xây dựng hệ thống thương mại toàn cầu mạnh mẽ hơn, công bằng hơn là phù hợp với xu hướng phát triển của tương lai.

Bà cho rằng sự phá vỡ các chuỗi giá trị toàn cầu có thể tác động tiêu cực đến nhiều nước, trong đó có cả các nền kinh tế phát triển, và thậm chí có thể cản trở các nước có thu nhập thấp và mới nổi vươn lên bằng tiềm năng của họ. Bà khẳng định: "Lợi ích sẽ có trong tầm tay nếu chúng ta biết hợp tác và tập trung tạo ra một hệ thống thương mại toàn cầu".

Theo TTXVN

Liên tục ra đòn, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung ‘sắp hết đạn’?

Liên tục ra đòn, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung ‘sắp hết đạn’?

Hiện chưa rõ khi nào thì giới chức Mỹ và Trung Quốc sẽ nối lại các cuộc đàm phán thương mại sau khi các cuộc đàm phán hồi tháng trước kết thúc mà không mang lại kết quả gì.

Thế giới 24h: TQ công bố sách trắng về thương mại với Mỹ

Thế giới 24h: TQ công bố sách trắng về thương mại với Mỹ

Trung Quốc ngày 24/9 đã công bố Sách Trắng về tình hình thực tế quan hệ hợp tác thương mại, kinh tế với Mỹ.

Khi nào chiến tranh thương mại Mỹ-Trung sẽ chấm dứt?

Khi nào chiến tranh thương mại Mỹ-Trung sẽ chấm dứt?

Ngoại trưởng Mỹ Pompeo vừa hé lộ về thời điểm có thể chấm dứt cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang gây quan ngại toàn thế giới.

Trung Quốc 'hết đạn' trong cuộc chiến thương mại với Mỹ?

Trung Quốc 'hết đạn' trong cuộc chiến thương mại với Mỹ?

Trung Quốc đang nắm trong tay một vũ khí tối thượng trong cuộc chiến thương mại với Mỹ - tác giả John Crudele nhận định như vậy trong một bài bình luận trên báo New York Post.

Những hệ lụy nặng nề của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung

Những hệ lụy nặng nề của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung

Bằng cách áp thuế 10% với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đẩy cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới lên một nấc thang mới.