Chiến dịch không kích nhằm vào các mục tiêu IS tại Syria của Không quân Nga đã bước sang tháng thứ ba. 

Kể từ khi bắt đầu, lực lượng Nga đã thực hiện hơn 2.300 đợt xuất kích nhằm vào 4.100 mục tiêu của quân khủng bố.

{keywords}

Báo Kommersant của Nga nhấn mạnh, dù có tổn thất, nhưng chiến dịch oanh tạc tính đến thời điểm này vẫn thành công lớn. 

Lực lượng Nga đã tấn công hàng ngàn mục tiêu, loại bỏ nhiều chiến binh IS cũng các vũ khí trang bị hạng nặng, phá hủy cơ sở hạ tầng khủng bố gồm cả cơ sở xăng dầu.

Sau khi Nga xác nhận máy bay rơi ở Ai Cập vào cuối tháng 10 là do khủng bố, không quân nước này tại Syria đã tăng cường xuất kích với rất nhiều loại máy bay ném bom chiến lược tầm xa từ Nga.

Đó là Tu-160, Tu-95MS, và Tu-22M3 kết hợp với lực lượng có mặt ở Syria như Su-34 và Su-27, Su-24, Su-25, Su-34, Su-30 và Mi-24.

{keywords}

Báo chí Syria khi đưa tin về việc cứu hộ máy bay S-24 bị bắn hạ còn phát hiện ra một số trực thăng tấn công Nga Ka-52 và Mi-28N ở gần căn cứ không quân Hmeymim. Theo giới quan sát, đây là lực lượng tăng cường ngoài các tuyên bố chính thức.

Nguy cơ sa lầy?

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho hay, Nga đã hỗ trợ thành công cho các chiến dịch của quân đội chính phủ Syria ở các khu vực Aleppo, Idlib, vùng núi Latakia, và Palmyra, đồng thời khẳng định, số lượng quân khủng bố vào nước này đang giảm hẳn.

Trên báo Svobodnaya Pressa của Nga, nhà phân tích cấp cao Sergei Balmasov ở Trung tâm nghiên cứu Khủng hoảng xã hội cho biết, trước khi có sự can thiệp của Nga, quân đội Syria ở thế phòng ngự, bị tấn công tứ phía từ các nhóm khủng bố và nổi dậy.

{keywords}

"Nỗ lực chuyển sang tấn công - thay đổi chính tại các mặt trận ở Syria - đã diễn ra sau ngày 30/9 (ngày Nga bắt đầu không kích)", Balmasov giải thích.

Tuy nhiên, theo chuyên gia này, chiến dịch của Nga dù vẫn tiếp tục nhưng tiến triển chậm và gặp nhiều khó khăn. Bước đột phá chiến lược chưa có, xuất hiện nhiều vụ tấn công từ phiến quân. Dường như phía đối lập vẫn còn nguồn lực về người và vũ khí.

Balmasov cho rằng, các cuộc oanh tạc của Nga có thể khiến một số nhóm trước đây lảng tránh nhau bắt đầu hợp tác. Rủi ro nữa là Nga có thể bị sa lầy vào xung đột.

{keywords}

Theo phóng viên Anton Mardasov của báo Svobodnaya Pressa, việc đóng quân sở sát biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ, nhất là hành lang 98km gần Jarabulus, khu vực được cho là nơi các chiến binh tại Syria tiếp nhận vũ khí, đạn dược, tài chính, con người, là một trong những thách thức lớn nhất với Nga.

Cùng với việc bắn hạ máy bay Su-24M cũng như động thái tăng cường quân đội ở vùng biên giới của Ankara phần nào cho thấy dụng ý của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc tạo ra một vùng đệm, đẩy người tị nạn tới đó, bảo vệ hoạt động kinh doanh xăng dầu bị cho là trái phép.

Trong khi đó, Viktor Murakhovski, tổng biên tập tạp chí phân tích quân sự 'Arsenal of the Fatherland' lại cho rằng, không thể nói về thời điểm kết thúc chiến dịch. 

Murakhovski cho rằng, khu vực biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria vẫn nằm dưới sự kiểm soát của phiến quân, dòng chảy vũ khí và lính đánh thuê sẽ tiếp tục đổ vào Syria.

Các hoạt động của quân đội chính phủ Syria được hỗ trợ của không quân Nga sẽ không kết thúc một sớm một chiều. 

Và những "người chơi bên ngoài" gồm Mỹ, các nước vùng Vịnh và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục ủng hộ nhiều nhóm nổi dậy để lật đổ Tổng thống Syria. 

Thái An (Theo sputniknews)