Sau gần 60 năm bà con xã Cộng Hòa (Quảng Ninh) mới có dịp xem lại Lễ hội Đại Phan của người Sán Dìu.

{keywords}

Cây leo gươm được chuẩn bị dựng tại lễ hội cầu mùa Đại Phan

Trong tiết trời lạnh giá dưới 5 độ C, hàng ngàn người dân từ khắp các tỉnh như Lạng Sơn, Bắc Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc… về dự lễ hội Đại Phan hay còn gọi cầu mùa, vừa diễn ra tại xã Cộng Hòa (Mông Dương, Quảng Ninh).

Đây là một lễ hội của đồng bào dân tộc Sán Dìu. Trong tín ngưỡng, tâm linh có ý nghĩa là một lễ cầu an, cầu mùa, xua đuổi tà ma, dịch bệnh. Đại Phan tích hợp nhiều yếu tố văn hóa đặc trưng về phong tục, tập quán, nghi thức thờ cúng, ca - múa - nhạc, mỹ thuật.

Mở đầu lễ hội là lễ rước thần từ trung tâm xã Cộng Hòa về miếu Ba Ba thờ Đại thần linh (Trương Thống Lĩnh) tại thôn Khe xã Cộng Hòa, Mông Dương, Cẩm Phả, Quảng Ninh. Tiếp theo đó là nghi lễ chém súc (chém lợn, chém bò) để hiến tế thần linh thổ địa.

Trong lễ hội một vật thiêng không thể thiếu được đó là cây Thí Phan (hay còn gọi là cây Nêu), được làm bằng cây tre to, tươi và dài hết ngọn. Sau khi thực hiện xong nghi lễ cúng cầu an người pháp sư hiệu lệnh cho các môn đệ từ từ dựng cây phan lên theo phương thẳng đứng phải làm sao đảm bảo cây cao cho nhiều làng cùng nhìn thấy.

Trên đỉnh của Thí Phan treo một tấm phan màu đỏ dài theo thân cây, tấm vải này tượng trưng cho chiếc cầu nối âm dương, mặt đất và 9 tầng mây trời, truyền tải ước mong của dân làng với trời đất.

Thí Phan là biểu tượng cho sức mạnh của cộng đồng như là sự trường tồn vĩnh cửu, sức sống vươn lên của con người và muôn vật.

{keywords}

Người leo gươm qua 12 bậc sắc lẹm bằng chân trần

Tiếp đó là lễ leo gươm, cây leo gươm được làm bằng gỗ, gồm hai cây âm và cây dương, mỗi bên gắn 12 thanh gươm sắc lẹm. Khi leo gươm, hai người leo là hai người thày cúng được pháp sư phù phép và đóng dấu đỏ vào bàn chân, sau đó dùng chân trần để leo lên các nấc thang là các phần lưỡi của thanh gươm, khi tới đỉnh cây leo gươm người thày cúng thổi tù và theo từng đợt, rồi đọc bản tấu trình lên trời để tấu trình Ngọc Hoàng những điều mong ước của dân làng về cuộc sống no ấm, hạnh phúc cũng như cầu siêu cho các cô hồn, những anh hùng liệt sĩ, nạn nhân tai nạn giao thông, những người chết do thiên tai dịch bệnh.

{keywords}

Lễ lội than hồng diễn ra vào nửa đêm, nhiều người dân thức trắng để được xem

Đặc biệt trong lễ hội còn có lễ lội than (tức đi chân trần trên than hồng) theo quan niệm của người Sán Dìu, đó là nghi lễ tẩy trần, hướng con người tới cái thiện. Con người đang sống lội qua than hồng thì tâm hồn sẽ thanh thản, tà ma và những điều xui xẻo sẽ được rũ bỏ.

(Theo Báo giao thông)