- Sự phát triển của xã hội khiến cho bệnh rối loạn mỡ máu ngày càng trở nên phổ biến gây ra những phiền toái, thậm chí nguy hiểm khôn lường cho sức khỏe của bệnh nhân. Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến rối loạn mỡ máu và có cách nào để phòng tránh căn bệnh máu nguy hiểm này không?


Nguyên nhân rối loạn mỡ máu

Theo các chuyên gia y tế, khi cơ thể nạp nhiều loại thức ăn giàu chất béo bão hòa sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu. Lượng cholesterol từ sẽ tích tụ ở thành mạch máu và tạo ra những mảng xơ vữa động mạch dẫn tới nhiều bệnh tim nguy hiểm.

Chất béo bão hòa có trong các loại thịt mỡ, thịt gia cầm, thịt có màu đỏ như thịt bò, thịt lợn, nội tạng động vật, bánh ngọt, các sản phẩm sữa bột nguyên kem hoặc sữa có hàm lượng chất béo 2%. Ngoài ra, một số loại chất béo chuyển hóa cũng làm tăng cholesterol. Hầu hết các loại margarines và shortening thực vật đều có lượng chất béo chuyển hóa cao, chứa 0,3 gram - 4,2 gram chất béo trong một thìa.

Giống như chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa cũng làm tăng lượng cholesterol và mỡ máu, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và mắc bệnh tim mạch. Chất béo chuyển hóa chủ yếu tìm thấy trong các loại dầu bị hydro hóa. Các thực phẩm chế biến sẵn như các loại bánh cookies, đồ chiên đặc biệt là khoai tây chiên và các loại đồ ăn vặt chứa hàm lượng chất béo chuyển hóa cao.

{keywords}


Thay đổi chế độ ăn uống

Chất đầu tiên cần giảm trong thực đơn chính là chất béo (lipid). Chất béo chỉ nên chiếm 15-20% tổng năng lượng ăn vào hàng ngày.  Nếu giảm được 1% lượng cholesterol hàng ngày sẽ giảm 2% nguy cơ mắc bệnh mạch vành. Vì vậy, nên hạn chế các loại thịt cá xuống còn 150 gram - 200 gram mỗi ngày, cần chọn những thức ăn có hàm lượng mỡ và cholesterol thấp.

Các loại dầu ô-liu, dầu cải, dầu lạc,... giúp giảm nồng độ LDL cholesterol trong máu. Ngoài ra, nhóm hạt có vỏ cám như yến mạch có thể giảm cholesterol xuống đáng kể. Vì vậy, nên ăn gạo lức để giảm lượng cholesterol trong máu.

Tăng lượng chất đạm nhưng cần cân đối giữa đạm động vật và thực vật. Nên dùng cá 3-5 lần/tuần, các loại đậu, sản phẩm từ đậu tương, đạm ít béo như thịt bò nạc, thịt gà nạc bỏ da, thịt heo thăn.

Không hút thuốc 

Thuốc lá làm thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch làm tăng triglyceride và cholesterol gây hại cho cơ thể. Đây là sản phẩm chuyển hóa lipid của cơ thể gây rối loạn chuyển hóa lipid.

Thường xuyên tập thể dục

Thể dục thể thao đều đặn như chạy bộ, đạp xe,…sẽ giúp duy trì sức dẻo dai cho cơ thể. Mỗi ngày nên dành từ 45 phút đến 1 tiếng để luyện tập. Xây dựng thời khóa biểu cho việc luyện tập và cố gắng thực hiện đúng lịch trình đề ra.

Thường xuyên kiểm tra sức khỏe để phát hiện các dấu hiệu sớm của rối loạn mỡ máu và kịp thời điều trị.

Nguyễn Quốc Khánh