Quy trình chuyển đổi này dự kiến sẽ được thực hiện trong ba giai đoạn.
Giai đoạn thứ nhất, các máy trạm tự động hóa sẽ được cài đặt để xử lý những công việc quá nguy hiểm mà trước đó thường được làm thủ công. Giai đoạn thứ hai, công ty thay đổi quy trình để toàn bộ dây chuyền sản xuất sẽ được vận hành với ít sự can thiệp của robot hơn. Ở giai đoạn cuối cùng, công ty chuyển sang tự động hóa nhiều thao tác nhất có thể và với ít sự can thiệp của con người nhất có thể. Những lao động thủ công chỉ được sử dụng để đảm bảo các thao tác thực hiện tự động được triển khai đúng kỹ thuật, còn quy trình sản xuất thực sự sẽ được thực hiện với sự tham gia hoàn toàn của robot.
Quản lý chung của Ủy ban Phát triển công nghệ Foxconn, ông Dai Jia-peng cho biết rất nhiều cơ sở sản xuất của họ đã ở giai đoạn hai và một số đang tự động hóa hoàn toàn.
Foxconn đã triển khai hơn 40.000 Foxbot, những con robot công nghiệp do chính công ty phát triển và sản xuất tại các nhà máy ở Trung Quốc.
Foxconn có thể sản xuất khoảng 10.000 Foxbot mỗi năm. Ngoài những loại robot công nghiệp này, Foxconn cũng đang phát triển những loại robot cho mục đích y tế.
Mặc dù công nghệ robot vẫn liên tục phát triển nhưng những con robot công nghiệp không thể hoàn toàn thay thế các công nhân bởi con người có sự linh hoạt và có thể nhanh chóng chuyển từ công việc này sang công việc khác.
Khi nói đến Foxconn, nhiều người nghĩ ngay đến iPhone, thế nhưng công ty này còn cung cấp dịch vụ cho nhiều tên tuổi lớn khác như Dell, HP, Google, Amazon, Intel, Microsoft, Huawei, Nintendo, Sony…
Công ty đang đối mặt với nhiều áp lực về cắt giảm chi phí khi lợi nhuận tính đến cuối tháng 12 giảm 19% so với cùng kỳ năm trước. Thế nhưng công ty hy vọng mình có thể quay trở lại mạnh mẽ hơn khi các nhà máy được tự động hóa trước khi chiếc iPhone 8 ra đời.