Vào ngày 25/1/1979, Robert Wiliams trèo lên một cái giá để sửa bộ phận của robot không hoạt động tại nhà máy Flat Rock của Ford tại Michigan (Mỹ). Tobot không nhận ra sự hiện diện của Williams, quay lại và đánh vào đầu anh, giết anh ngay lập tức.

Robot tiếp tục làm việc trong 30 phút khi Wiliams nằm chết trên sàn nhà. Cái chết của Williams cách đây gần 40 là trường hợp đầu tiên con người bị giết bởi một robot.

Tháng 8/1983, gia đình anh nhận 10 triệu USD, sau khi bồi thẩm đoàn đưa ra phán quyết với Unit Handling – công ty thiết kế con robot. Tại thời điểm đó, đây là khoản bồi thường cá nhân lớn nhất tại Michigan.

Robot giet nguoi: AI se quyet dinh tat ca hinh anh 1
Robot trong nhà máy của Ford từng giết người vào năm 1979. Ảnh: Wired.

Trong những trường hợp hiếm hoi xảy ra tai nạn liên quan đến robot, người ta thường nói về sự ác độc của những vật vô tri này. Thực tế lịch sử cho thấy những cái chết đó xảy ra vì công nghệ quá ngớ ngẩn.

Tháng 7/2015, Wanda Holbrook đang thực hiện công việc bảo trì tại Ventra Ionia Main, nhà sản xuất phụ tùng ôtô ở Ionia, Michigan thì mắc kẹt và bị nghiền nát. Đầu tháng này, chồng cô là William Holbrook đệ đơn kiện.

Mục đích của Holbrook khá đơn giản: Tìm ra người phải chịu trách nhiệm cho cái chết của vợ anh. Kết quả là, vụ kiện của anh chỉ ra 5 công ty kỹ thuật tham gia vào việc tạo ra và vận hành máy móc sử dụng trong nhà máy.

Nếu hoạt động đúng, theo đơn kiện, robot không thể di chuyển trong khi Holbrook thực hiện hoạt động bảo trì. Giống trường hợp của Williams năm 1979, cái chết của Holbrook là kết quả của một cỗ máy thiếu trí thông minh để phát hiện sự hiện diện của con người.

Những cải tiến về tự động hóa và các tiêu chuẩn an toàn đã chứng kiến tỷ lệ tử vong liên quan đến robot liên tục giảm. Mặc dù thường xuyên xuất hiện trên mặt báo, robot chỉ gây ra 33 trường hợp tử vong tại Mỹ trong 30 năm qua, theo Bộ Lao động Mỹ.

Tuy nhiên, khi robot trở nên thông minh và cơ động hơn, thoát khỏi những yếu tố rập khuôn con người lập trình sẵn, rủi ro có thể tăng lên.

Những nỗ lực liên tiếp được tiến hành. Madeline Gannon – còn được gọi là “người thì thầm với robot” đã trải qua nhiều ngày thử nghiệm với những con robot công nghiệp khổng lồ.

Robot giet nguoi: AI se quyet dinh tat ca hinh anh 2
AI mang đến sự thông minh và trí tuệ cho những con robot nhưng cũng làm dấy lên lo ngại về tình trạng mất kiểm soát một khi robot biết suy nghĩ độc lập. 

Sử dụng những bộ cảm biến và camera, Gannon biến những cỗ máy có khả năng giết chết mình thành các vũ công, họa sĩ, thậm chí cung cấp các liệu pháp mát xa. “Chúng tôi có thể trang bị cho robot đôi mắt để có thể hợp tác một cách an toàn”, bà chia sẻ trên Wired vào năm 2016.

Tại Anh, nhà bán lẻ thực phẩm trực tuyến Ocado đang nghiên cứu các robot có khả năng xử lý quả mà không làm nó bị bầm tím. Công ty này cũng đang nghiên cứu loại robot hình người gắn trí thông minh nhân tạo có tên gọi SecondHands, với mong muốn biến nó thành đôi bàn tay thứ 2 cho các kỹ sư nhà máy.

“Thách thức lớn nhất là làm cho robot chủ động làm việc, hiểu rõ nó ở đâu và sau đó làm điều gì hữu ích”, Graham Deacon – trưởng nhóm nghiên cứu công nghệ robot của Ocado chia sẻ.

Nhưng sự phát triển của trí thông minh nhân tạo mở ra một mối đe dọa mới, phức tạp hơn: Đạo đức của robot. Khi một robot có thể tự quyết định, nhiều chuyện không thể lường trước có thể xảy ra. Những robot công nghiệp trong tương lai không chỉ cần phải làm việc an toàn bên cạnh con người mà còn phải bảo vệ con người khi họ gặp nguy hiểm.

Trong tương lai, cách một con robot nghĩ cũng sẽ quan trọng như việc nó có thể làm gì.

Dây chuyền làm việc của robot bên trong nhà máy xe hơi ở Michigan Wanda Holbrook, kỹ sư 57 tuổi bị chết khi robot nổi loạn, vượt qua lớp ngăn cách rồi tấn công.