Bản thảo y học cổ ghi nhận rắn hổ mang trị chứng phong thấp hiệu quả hơn bất kỳ loài rắn nào khác. Còn y học hiện đại cũng chứng minh cao rắn chứa nguyên liệu giảm đau khớp, ngăn ngừa biến chứng và khắc phục tổn thương xương khớp.
Tác dụng chữa bệnh phong phú
Trong y học, mọi bộ phận trên cơ thể rắn đều có giá trị chữa bệnh nhiều loại bệnh khác nhau. Theo Nam Dược Thần Hiệu, Tuệ Tĩnh đã dùng xác rắn lột để trị bệnh ghẻ lở, cấp kinh ở trẻ em…..; dùng xác rắn lột cho vào ống tre, đốt lấy khói, xông vào cổ họng để trị viêm họng. Trong Lĩnh Nam Bản Thảo, Hải Thượng Lãn Ông cũng ghi lại việc dùng xác rắn tán thành bột để trị các mụn nhọt sưng, cứng, không có mủ.
Tuy nhiên, độc đáo nhất vẫn là tác dụng chữa khớp của rắn. Từ thời Tây Chu (Trung Hoa), người ta đã biết sử dụng rượu ngâm rắn để chữa mỏi cơ, đau lưng, thấp khớp và tăng cường sức khỏe.
Ở Việt Nam, rượu rắn cũng là một chế phẩm rất phổ biến. Trong đó, nổi tiếng nhất là bài Tam xà tinh và Ngũ xà tinh. Bài Tam xà tinh gồm 3 loại rắn hổ mang, cạp nong và hổ lửa được ngâm với rượu. Ngũ xà tinh thì có thêm hai loại rắn khác là hổ trâu và hổ hành. Hai bài thuốc này không chỉ giúp cường gân, tráng cốt, thông kinh mạch, trừ phong hàn, giúp chữa mỏi cơ, đau lưng, thấp khớp mà còn có tác dụng bồi bổ phủ tạng, tăng cường sinh lực và sức khỏe.
![]() |
Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng Rắn hổ mang để làm thuốc chữa bệnh |
Nọc rắn cũng là vị thuốc rất quý hiếm với tác dụng giảm đau và trị viêm khớp hiệu quả. Y học phương Tây còn sử dụng nọc của nhiều loài rắn khác nhau làm thành các loại thuốc giảm đau, huyết thanh điều trị rắn cắn, thuốc nhồi máu cơ tim, đái đường, ung thư hay suy tim…
Rắn hổ mang - Vị thuốc trị bệnh khớp trứ danh
Trong các loài rắn, Rắn hổ mang có tác dụng trị bệnh khớp hiệu quả hơn cả. Theo Bản Thảo Cương Mục (năm 1590), vị thuốc Rắn hổ mang giúp trục xuất phong (gió) gây bệnh, làm giảm bớt co giật và các bệnh liên quan đến đau khớp do phong hàn. Cuốn “Minh họa dược liệu làm thuốc” cũng chỉ rõ: Rắn hổ mang có tác dụng trị chứng phong thấp nhanh hơn đáng kể so với bất kỳ loài rắn nào khác.
Đặc biệt, cao rắn hổ mang toàn phần làm từ xương, thịt, mật và nọc rất có tác dụng trị bệnh đau lưng, đau gối, nhức mỏi tay chân và duy trì sức khỏe xương khớp rất công hiệu. Theo GS. Đỗ Tất Lợi (Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam), nọc rắn có tác dụng giảm đau khớp; Thịt rắn có vị ngọt, mùi tanh, tính ấm, đi vào kinh mạch thuộc Can và Tỳ, có tác dụng khu phong trừ thấp, giảm đau, tiêu độc, thông kinh lạc và bổ can thận, giúp cường kiện xương cốt; Mật rắn có vị ngọt, tính mát, đặc biệt nhất là không đắng, có tác dụng giảm đau, thanh nhiệt, giải độc, dùng để chữa chứng kinh phong, thấp khớp, nhất là thấp khớp cấp.
![]() |
Y học hiện đại cũng chứng minh: Cao Rắn hổ mang có chứa nhiều acid amin, là nguyên liệu giúp cơ thể tổng hợp nên các Proteoglycan. Tác dụng của Proteoglycan là hấp thu nước và chất dịch đến nơi xương khớp hoạt động để bôi trơn các khớp xương, làm giảm đau viêm khớp, ngăn ngừa biến chứng và dần khắc phục những tổn thương có sẵn của xương khớp.
Ngoài ra, Cao rắn hổ mang còn chứa saponozit, protit và các dưỡng chất thiết yếu như vitamin A, D, vitamin nhóm B (như B1, B2, B6…), folic axít, canxi, sắt, magie và kẽm... giúp nuôi dưỡng sụn khớp và bảo vệ, làm bền vững các dây chằng.
Thế nhưng, đáng tiếc là nhiều năm gần đây, Rắn hổ mang đã có tên trong danh mục động vật hoang dã cần được bảo tồn. Phải chăng Rắn hổ mang đang dần cạn kiệt? Con người sẽ làm gì để bảo tồn và tạo ra nguồn dược liệu quý hiếm này một cách lâu dài, bền vững? Cùng đón chờ câu trả lời ở kỳ tiếp theo.
Tổng đài tư vấn bệnh khớp: 1900. 63.64.68
Thanh Tuyền