11 năm 2 lần cắt giảm

Sau phiên họp kéo dài 2 ngày đầy trắc trở 17-18/9 (kết thúc rạng sáng 19/9), Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) của chủ tịch Jerome Powell  đã quyết định cắt giảm lãi suất cơ bản 25 điểm phần trăm xuống 1,75-2%. Đây là lần cắt giảm thứ 2 trong vòng chưa đầy 2 tháng qua.

Cũng trong phiên họp đêm qua, Fed cũng hạ lãi suất áp trên lượng dự trữ vượt trội bớt 30 điểm cơ bản nhằm giữ lãi suất quỹ Fed trong phạm vi mục tiêu, vốn được giao dịch trên phạm vi mục tiêu khoảng 5 điểm cơ bản.

Trước đó, trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, nền kinh tế số 1 thế giới đã giảm lãi suất về mức thấp kỷ lục: 0-0,25% và duy trì mức lãi suất thấp kỷ lục này thêm 7 năm trước khi tăng dần 9 lần (4 lần trong năm 2018) lên mức 2,25-2,5%.

Fed hạ lãi suất trong bối cảnh lo ngại ngày càng gia tăng về chiến tranh thương mại và sự giảm tốc của nền kinh tế toàn cầu cũng như sức ép mạnh từ tổng thống Mỹ Donald Trump với những lời lẽ khá gay gắt, cho rằng các thành viên ngân hàng trung ương Mỹ là những người “đầu đất” (boneheads). 

{keywords}
Fed cắt giảm lãi suất lần thứ 2 nhưng nội bộ phân chia sâu sắc.

Với nhiều người, quyết định tăng lãi suất lần thứ 2 liên tiếp là tín hiệu rõ ràng hơn về một sự đảo chiều chính sách tiền tệ của Mỹ sau một thời gian dài Ủy ban Thị trường Mở Fed (FOMC) thực hiện chính sách thắt chặt, giữ lãi suất 1 chiều tăng lên.

Tuy nhiên, trên thực tế, quyết định giảm lãi suất lần này khó khăn hơn bao giờ hết.

Cuộc họp của Fed chứng kiến sự bất đồng và chia rẽ quan điểm chưa từng có kể từ tháng 12/2014.

Ba Chủ tịch Fed khu vực - Esther George của Kansas City, Eric Rosengren của Boston và James Bullard của St. Louis - đều phản đối đợt hạ lãi suất 25 điểm cơ bản. Trong khi George và Rosengren muốn giữ nguyên lãi suất, chỉ có Bullard ủng hộ giảm 50 điểm cơ bản.

Trong biểu đồ điểm (dot-plot), có tới 5 thành viên cho rằng FOMC nên giữ lại phạm vi lãi suất 2-2,25% và chỉ có 5 thành viên đồng tình với đợt hạ lãi suất 25 điểm cơ bản, nhưng muốn giữ lãi suất ở mức này cho đến cuối năm 2019. Có 7 thành viên ủng hộ giảm lãi suất thêm ít nhất 1 lần trong năm nay.

Trong tuyên bố của mình, Fed cũng đưa ra những ý kiến không khác nhiều so với đợt giảm lãi suất vào cuối tháng 7/2019. Đó là bởi “tác động của các diễn biến toàn cầu đến triển vọng kinh tế cũng như áp lực lạm phát yếu ớt”. Fed cũng tiếp tục xem đây là một “sự điều chỉnh giữa chu kỳ” như trong tuyên bố trước đó.

Sự bất đồng trong nội bộ diễn ra vào một thời điểm rất quan trọng đối với nền kinh tế Mỹ. Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung vẫn đang rất căng thẳng. Hai cường quốc đã thống nhất trở lại đàm phàn vào tháng 10 tới. Tuy nhiên, giớ chuyên gia 2 bênh cho rằng căng thẳng thương mại Mỹ-Trung có thể cần nhiều năm để giải quyết bởi nó đã trở thành cuộc đối đầu về chính trị và hệ tư tưởng, không đơn thuần chỉ là vấn đề thuế quan. 

{keywords}
Tổng thống Mỹ Donald Trump - người từng gọi các nhà hoạch định chính sách của Fed là “những kẻ đầu đất” cho rằng chủ tịch Fed và Fed “lại thất bại”, “không can đảm”, “vô lý” và “không có tầm nhìn”.

Donald Trump thất vọng, tiếp tục chỉ trích

Phản ứng trước quyết định của Fed, trên Twitter, Tổng thống Mỹ Donald Trump - người từng gọi các nhà hoạch định chính sách của Fed là “những kẻ đầu đất” cho rằng chủ tịch Fed và Fed “lại thất bại”, “không can đảm”, “vô lý” và  “không có tầm nhìn”.

Theo cáo buộc của ông Trump, Fed đã cắt giảm lãi suất chưa đủ, chưa tương xứng với những hành động nới lỏng tiền tệ của hàng loạt các nước trên thế giới. Ông Trump cho rằng, Fed đang làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của nước Mỹ.

Tổng thống Mỹ là người nóng lòng nhất về một quyết định đảo chiều chính sách của Mỹ. Ông Trump kêu gọi Fed cắt giảm lãi suất mạnh tay, khoảng 50 điểm phần trăm, để hỗ trợ tích cực cho kinh tế Mỹ trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung leo thang.

Trước đó, tổng thống Mỹ đã rất nhiều lần chỉ trích Fed, thậm chí còn dọa sa thải ông Powell. Ông chủ Nhà Trắng cho rằng nếu Fed không thắt chặt tiền tệ như thì tăng trưởng kinh tế của Mỹ đã là 4%, không phải quanh mức 3% như vừa qua. Chỉ số chứng khoán Dow Jones cũng cao hơn nhiều so với mức 10.000 điểm hiện tại.

Nhưng với Fed thì khác. Trong tuyên bố của mình, Fed cho rằng nền kinh tế đang tăng trưởng với ở mức “vừa phải”, thị trường lao động diễn biến tích cực và lạm phát gần mức mục tiêu 2%. Ngân hàng trung ương Mỹ cũng giữ quan điểm lạc quan và cho rằng kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực trong một môi trường lãi suất thấp như hiện tại. 

{keywords}
Ông Trump và Fed mâu thuẫn.

Theo biểu đồ dot-plots, các tín hiệu cho thấy các thành viên của Fed không mong đợi thêm những đợt cắt giảm nữa trong năm 2020.

Nhiều chuyên gia cho rằng, những bình luận của Fed có tính chất diều hâu, cứng rắn, theo hướng thận trọng với các đợt cắt giảm lãi suất. Tuy nhiên, phần lớn cho rằng, có thể sẽ có thêm 1 đợt cắt giảm lãi suất nữa trong năm nay.

“Không có nhiều thay đổi trong các dự báo về tăng trưởng kinh tế và lạm phát (của Mỹ), nhưng rõ ràng, vẫn có rất nhiều sự bất ổn xung quanh con đường của nước Mỹ, bao gồm căng thẳng về thương mại. Do vậy, chúng tôi tin rằng sẽ có thêm 1 đợt cắt giảm lãi suất và sau đó là cả 1 năm 2020 không biến động”, một nhà kinh tế cao cấp tại CIBC cho biết trên Kitco.

Sau quyết định của Fed, đồng USD ngay lập tức diễn biến bất thường, tăng giá mạnh so với rổ 6 đồng tiền chủ chốt khác. Giá vàng giảm tương đối. Chứng khoán Mỹ biến động không có xu hướng. Hong Kong cắt giảm lãi suất theo Mỹ…

Về triển vọng kinh tế Mỹ, các thành viên Fed nâng kỳ vọng về tăng trưởng so với lần tóm tắt dự báo kinh tế trong tháng 6/2019 với dự báo GDP tăng trưởng 2,2% trong năm 2019, cao hơn dự 2,1% trước đó. Về dài hạn về tăng trưởng GDP 2022 xuống 1,9%. Dự báo lạm phát vẫn không đổi ở mức 1,8% trong năm 2019 và 2,5% trong dài hạn.

M. Hà