Hôm nay tôi đọc được một vài chuyện đi máy bay. Trong đó có hai chuyện thấy khá lý thú, một ở Mỹ, một ở Việt Nam.

Chuyện ở Mỹ:

Trên chuyến bay JetBlue từ New York đến San Francisco, ái nữ của tổng thống tân cử Donald Trump là Ivanka Trump gặp một sự cố với hai người ủng hộ bà Hillary Clinton. 

Một luật sư và chồng của anh ta đã rất sửng sốt khi thấy gia đình của Ivanka Trump ngồi ngay phía sau mình. Vốn là những người chống Trump, cặp đôi này quyết định "lên tiếng". Họ quay lại và bắt đầu hỏi Ivanka những câu hỏi có tính khiêu khích "Cô có biết bố cô đang làm hại đất nước không?" "Sao cô không bay máy bay riêng mà bay chung với tụi tôi làm gì?" "Cha cô phá hỏng đất nước này chưa đủ sao mà giờ tới cô phá hỏng chuyến bay của tụi tôi?".

{keywords}{keywords}
Ảnh tmz.com

Ivanka vẫn giữ im lặng và hai người đàn ông vẫn tiếp tục nói cho đến khi nhân viên an ninh của JetBlue đến và yêu cầu hai người đàn ông rời khỏi máy bay, mặc cho ái nữ của tân Tổng thống xin các nhân viên đừng làm lớn chuyện. Hai người đàn ông sau đó còn tweet hình ảnh của Ivanka và kể câu chuyện của mình cho bạn bè nghe. 

Chuyến bay sau đó vẫn tiến hành bình thường mà không có cặp đôi kể trên. Người bị bỏ lại thì bảo JetBlue đã ngăn chặn quyền tự do ngôn luận của mình còn JetBlue thì bảo họ phải làm mọi cách để ngăn chặn bất cứ cuộc cãi vã nào trên máy bay.

Chuyện ở Việt Nam:

Mấy hôm nay, một đoạn clip ngắn quay cảnh một nữ hành khách trên chuyến bay VN 286 ngày 22-12 từ TP.HCM đi Hà Nội của hãng Vietnam Airlines đã cố giằng co với tiếp viên hàng không về "quyền được ngồi ghế thoát hiểm để lấy chỗ cho con chơi."

{keywords}

Người mẹ này liên tục dẫn ra các "nguyên tắc" rằng xếp ghế trên máy bay phải đảm bảo đủ không gian vui chơi cho trẻ con và đây là thông lệ quốc tế vì chị "đã đi rất nhiều máy bay khác" và chị luôn được xếp ngồi ghế gần cửa thoát hiểm với con mình. Ảnh cắt từ clip.

Người mẹ liên tục dẫn ra các "nguyên tắc" rằng xếp ghế trên máy bay phải đảm bảo đủ không gian vui chơi cho trẻ con và đây là thông lệ quốc tế vì chị "đã đi rất nhiều máy bay khác" và chị luôn được xếp ngồi ghế gần cửa thoát hiểm với con mình. Chị cũng cho rằng cái nguyên tắc mà anh tiếp viên nói là hoàn toàn sai và chị nhất quyết không từ bỏ quyền của mình.

Hồi kết thế nào chưa biết nhưng clip nhanh chóng lan rộng khắp nơi. Là mình thì mình sẽ lịch sự... mời hai mẹ con ra khỏi máy bay nếu họ không tuân thủ yêu cầu an ninh hàng không.

Tôi luôn không hiểu được tại sao người ta hay không tuân thủ những hướng dẫn bay của tiếp viên đến thế. Điện thoại di động luôn đổ chuông khi máy bay gần cất cánh, và mỗi khi máy bay gần hạ cánh thì sẽ có người đứng lên vào nhà vệ sinh... Chắc họ nghĩ những quy định hàng không quá cứng nhắc, quá khắt khe, không hợp lý, và đó là lý do để họ không tuân thủ!.

Tôi cũng từng nghĩ vậy, và cũng từng cho rằng phi hành đoàn là những cỗ máy, những người quá ám ảnh bởi sự an toàn. Cho đến khi mình chứng kiến lại hai toà tháp đôi sụp đổ ở Mỹ, hay mình đọc transcript của những vụ tai nạn máy bay, hay không tặc... Lúc đó, tôi mới hiểu tại sao anh ninh hàng không phải khắt khe như vậy.

Thủ tục để bước lên một chuyến bay có thể khiến bạn khó chịu vì nó đòi hỏi quá nhiều động tác và sự tù túng trên máy bay cũng khiến bạn bức bối. Nhưng tất cả để giảm thiểu tối đa những rủi ro cho an toàn bay của bạn. Tôi nghĩ cần phải hiểu điều này và hợp tác với phi hành đoàn. Đối với bạn, chuyến bay chỉ là phương tiện đi từ điểm A đến điểm B nhưng đối với phi hành đoàn, khi có rủi ro xảy ra, họ chính là những nạn nhân đầu tiên và là những người được tưởng nhớ sau cùng.

Lê Nguyễn Duy Hậu