Đến cuối năm 2020, tức là sau 5 năm triển khai thu phí tự động, số xe dán thẻ thu phí không dừng mới đạt khoảng 1 triệu và chỉ có 30% nạp tiền. Còn kể từ khi Viettel tham gia thì chưa đầy một năm đã vượt 1 triệu thẻ ePass và có tới 75% nạp tiền sử dụng thường xuyên. Điều gì giúp Viettel bước chân vào một lĩnh vực mới nhưng nắm bắt nhanh chóng và phát triển thần tốc như vậy?
Đến cuối năm 2020, tức là sau 5 năm triển khai thu phí tự động, số xe dán thẻ thu phí không dừng mới đạt khoảng 1 triệu và chỉ có 30% nạp tiền. Còn kể từ khi Viettel tham gia thì chưa đầy một năm đã vượt 1 triệu thẻ ePass và có tới 75% nạp tiền sử dụng thường xuyên. Điều gì giúp Viettel bước chân vào một lĩnh vực mới nhưng nắm bắt nhanh chóng và phát triển thần tốc như vậy?
Hiện nay, chúng tôi đang tập trung vào ba lĩnh vực chính khi thực hiện chuyển đổi số quốc gia là y tế, giáo dục và giao thông. Theo đó, về mặt chiến lược, Viettel đã xác định mục tiêu là phải tham gia xây dựng nền giao thông thông minh. Chiến lược này đã được ấp ủ từ lâu, và cũng đã bắt đầu thực hiện.
Dự án đầu tiên Chính phủ giao cho Viettel trong lĩnh vực Giao thông chính là dự án thu phí không dừng này. Khi Chính phủ giao nhiệm vụ, lĩnh vực thu phí không dừng đang gặp khó khăn trong hoạt động triển khai cũng như phổ cập dịch vụ.
Nhiệm vụ thứ nhất, trong vòng 6 tháng, chúng tôi đã hoàn thành dự án mà Chính phủ giao, là xây dựng hệ thống thu phí không dừng trên toàn quốc. Nhiệm vụ quan trọng thứ hai là phát triển được cơ sở khách hàng. Và trong chưa đầy một năm thì chúng tôi đã phát triển được hơn 1 triệu tài khoản ePass.
Đây thực sự là một kết quả rất quan trọng. Việc Viettel hoàn thành mục tiêu đó chỉ trong thời gian khoảng hơn 10 tháng, theo tôi có một vài yếu tố quyết định.
Thứ nhất, việc xây dựng và phát triển hệ thống thu phí không dừng ePass thành công là nhờ Viettel có chiến lược chuyển đổi số từ rất sớm và xây dựng được hệ sinh thái, cộng hưởng sức mạnh của rất nhiều thành viên trong Tập đoàn Viettel. Đó là Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (VHT) với sáng chế phần mềm OCS tính cước theo thời gian thực đã được Mỹ công nhận; là Tổng Công ty Công trình Viettel đảm nhiệm việc xây dựng hạ tầng, khảo sát lắp đặt thiết bị để đảm bảo hạ tầng viễn thông; là Tổng Công ty dịch vụ số Viettel triển khai liên thông với các ngân hàng cung cấp để cung cấp giải pháp thanh toán thuận tiện cho những người tham gia giao thông; Công ty An ninh mạng Viettel đóng góp các giải pháp an toàn... Nhờ sức mạnh tổng hợp này mà Viettel xây dựng được hệ thống thu phí không dừng nhanh và có chất lượng cao, vận hành tốt.
Bên cạnh đó, nhờ việc sở hữu mạng lưới viễn thông phủ khắp đất nước và đội ngũ bán hàng hùng hậu trên tất cả các địa bàn từ thành phố, đô thị đến vùng sâu, vùng xa, công ty con của Viettel là VDTC có thể triển khai tiếp cận và phổ cập dịch vụ nhanh chóng.
3.000 điểm cung cấp dịch vụ và 20.000 nhân viên bán hàng đã tham gia hệ thống kênh phát triển dịch vụ ePass của Viettel, lớn hơn gần 100 lần so với kênh bán hàng và chăm sóc khách hàng của nhà cung cấp đầu tiên. Điều này đã giúp cho dịch vụ ePass phủ khắp 63/63 tỉnh thành Việt Nam ngay khi ra mắt, và việc sở hữu một thẻ ePass là dễ dàng, đơn giản với tất cả mọi người.
Tuy nhiên, ngoài sức mạnh tổng hợp, tinh thần quyết liệt, làm đến cùng của người Viettel chính là một nhân tố quan trọng giúp ePass phát triển nhanh và vượt 1 triệu thẻ.
Ngoài sự nỗ lực, cách tổ chức khoa học, Hệ sinh thái chuyển đổi số hoàn chỉnh của Viettel, thì quan trọng nhất là người dân, người lái xe đã bắt đầu ý thức được hệ thống thu phí không dừng này là một công cụ thuận tiện, hiện đại và rất hữu hiệu. Đây là một xu thế tất yếu, nên là người dân rất tích cực trong việc sử dụng, dán thẻ ePass.
VDTC từng đánh giá, phải mất 27 năm thì mới bắt đầu có lãi từ dự án thu phí không dừng. Vậy đâu là động lực để Viettel tham gia vào thị trường thu phí tự động không dừng được đánh giá là rất khó khăn này?
Thứ nhất, đây là nhiệm vụ mà chúng tôi nhận từ Chính phủ. Là doanh nghiệp quân đội, doanh nghiệp tiên phong, chủ lực kiến tạo xã hội số, nhiệm vụ khó khăn mà Chính phủ giao, Nhà nước giao, chúng tôi đương nhiên là phải nhận và thực hiện thành công dự án này.
Thứ hai, sau khi tính toán lại, chúng tôi thấy rằng, với nguồn lực và quyết tâm của Viettel, cách đầu tư tiết kiệm, hiệu quả, tổ chức bộ máy tối ưu hơn thì chúng tôi tin tưởng dự báo sẽ khả quan rất nhiều. Dự kiến sẽ giảm 10 năm so với dự toán trước đó.
Thứ ba, rất quan trọng như tôi đã nói ban đầu, thì mục tiêu của chúng tôi là xây dựng nền tảng giao thông thông minh cho Việt Nam. Thu phí không dừng mới chỉ là dự án đầu tiên trong quá trình xây dựng hệ thống giao thông thông minh đó. Phải làm dự án này thì các bước tiếp theo mới thực hiện được.
Thứ trưởng GTVT Lê Đình Thọ đã phát biểu trong buổi ra mắt, là ePass sẽ là đòn bẩy giúp phổ cập dịch vụ thu phí không dừng trên toàn quốc, tiến đến phát triển giao thông số ở Việt Nam. Vậy xin ông nói rõ hơn về việc phát triển giao thông số của Viettel từ ePass?
Trước đây, thu phí trên đường cao tốc, chúng ta sử dụng nhân công. Việc sử dụng con người sẽ có ba điểm yếu.
Một là luôn làm cho giao thông tắc nghẽn. Lưu lượng giao thông cao mà cứ phải ngồi chờ mua vé rồi soát vé. Hai là tính chính xác không cao. Ba là nếu còn dùng nhân công thì không bao giờ áp dụng được những công nghệ hiện đại vào giao thông vận tải.
Dự án đầu tiên, dễ áp dụng công nghệ nhất vào giao thông vận tải chính là dự án này. Chính vì vậy, việc đầu tiên là phải điện tử hóa tất cả các công đoạn của công đoạn thu phí, tức là một cách để thông minh hóa con đường.
Tiếp theo là thông minh hóa ô tô. Để làm được thì quan trọng nhất là tư duy của người lái xe phải thay đổi, từ bỏ việc thao tác thủ công mà sử dụng những gì hiện đại, thuận tiện hơn, chính xác hơn. Khi người ta chấp nhận hệ thống thu phí không dừng này, chắc chắn họ cũng sẽ chấp nhận việc biến ô tô của mình trở thành thông minh.
Sắp tới, chúng tôi sẽ có những giải pháp để biến bất cứ ô tô nào lưu thông trên đường trở thành ô tô thông minh, có thể đi tìm bãi đỗ xe, sửa xe… Bất cứ thứ gì tài xế cần, đều được tự động hết. Mỗi chiếc xe chạy trên đường sẽ trở thành chiếc xe thông minh.
Như vậy thì có thể hiểu rõ hơn là ngoài việc thu phí không dừng ở trên các đường cao tốc, quốc lộ, thì việc giao thông thông minh sẽ được áp dụng đến từng phương tiện trong cả nội đô, giống như gần đây báo chí có thông tin về thu phí nội đô phải không thưa ông?
Ví dụ, nếu muốn thu phí nội đô, chúng ta sẽ không bao giờ còn cần phải xây lên những trạm thu phí nữa, vì ôtô đã “thông minh” rồi.
Chúng tôi sẵn sàng cung cấp những giải pháp để ranh giới nội đô sẽ là ranh giới mềm chứ không phải là trạm thu phí.
Ông đánh giá như thế nào về vai trò của ePass trong hệ sinh thái chuyển đổi số của Viettel, cũng như sứ mệnh tiên phong chủ lực kiến tạo xã hội số của Tập đoàn?
Như tôi đã trả lời trước đó, trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia, chúng tôi đặt ra 3 lĩnh vực cần tập trung là y tế, giáo dục và giao thông. Hiện nay, y tế, giáo dục thì chúng tôi làm rất nhiều và mọi người đã biết. Còn giao thông thì chúng tôi chỉ mới bắt đầu, chính từ ePass. VDTC theo đó cũng sẽ là nhân tố quan trọng trong việc thực hiện chương trình chuyển đổi số quốc gia.
Giao thông số sẽ được hỗ trợ phát triển ra sao trong 3-5 năm tới, với mục tiêu của Viettel trong lĩnh vực này?
Sau thành công bước đầu của hệ thống thu phí không dừng, chúng tôi đã nhận khá nhiều nhiệm vụ từ Bộ Giao thông Vận tải trong công cuộc xây dựng giao thông thông minh ở Việt Nam. Đường bộ chỉ là bước đầu. Sắp tới là đường thủy, hàng không.
Để làm được những việc đó, đương nhiên là Tập đoàn cũng sẽ lấy VDTC làm chủ lực. Chúng tôi chắc chắn sẽ đầu tư nguồn lực cả về con người, cả về vật chất, cả về những công nghệ hiện đại nhất.
Vậy theo ông, thách thức lớn nhất mà Viettel sẽ phải gặp phải khi phát triển giao thông số Việt Nam là gì?
Cũng giống như tất cả những lĩnh vực khác, đầu tiên là hành lang pháp lý chưa hoàn chỉnh. Chắc chắn là làm cái gì mới thì bao giờ cũng “vướng”. Vậy nên chúng tôi luôn kiến nghị chúng ta phải cố gắng làm sao để phát triển đến đâu thì quản lý theo đến đấy. Điều này sẽ tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc phát triển những thứ mới và xây dựng xã hội số, trong đó có giao thông số.
Chúng tôi sẵn sàng làm những thứ mới. Chúng ta làm thử, thí điểm trước, sau đó triển khai chính thức sau. Rồi khi dịch vụ đã hoàn chỉnh, đã thử nghiệm tốt rồi thì vấn đề quản lý, hành lang pháp lý, chính sách sẽ đi theo.
Tôi nghĩ thời điểm này phát triển giao thông số là rất thuận lợi. Công nghệ không phải là vấn đề, Viettel sẵn sàng. Về mong muốn và chiến lược giao thông số, Bộ Giao thông Vận tải và Chính phủ đã sẵn sàng. Tuy nhiên, để tất cả cơ chế chính sách được hợp lý, đẩy mạnh giao thông số phát triển, chúng ta phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý.
Cảm ơn ông!
Đến cuối năm 2020, tức là sau 5 năm triển khai thu phí tự động, số xe dán thẻ thu phí không dừng mới đạt khoảng 1 triệu và chỉ có 30% nạp tiền. Còn kể từ khi Viettel tham gia thì chưa đầy một năm đã vượt 1 triệu thẻ ePass và có tới 75% nạp tiền sử dụng thường xuyên. Điều gì giúp Viettel bước chân vào một lĩnh vực mới nhưng nắm bắt nhanh chóng và phát triển thần tốc như vậy?
Đến cuối năm 2020, tức là sau 5 năm triển khai thu phí tự động, số xe dán thẻ thu phí không dừng mới đạt khoảng 1 triệu và chỉ có 30% nạp tiền. Còn kể từ khi Viettel tham gia thì chưa đầy một năm đã vượt 1 triệu thẻ ePass và có tới 75% nạp tiền sử dụng thường xuyên. Điều gì giúp Viettel bước chân vào một lĩnh vực mới nhưng nắm bắt nhanh chóng và phát triển thần tốc như vậy?
Hiện nay, chúng tôi đang tập trung vào ba lĩnh vực chính khi thực hiện chuyển đổi số quốc gia là y tế, giáo dục và giao thông. Theo đó, về mặt chiến lược, Viettel đã xác định mục tiêu là phải tham gia xây dựng nền giao thông thông minh. Chiến lược này đã được ấp ủ từ lâu, và cũng đã bắt đầu thực hiện.
Dự án đầu tiên Chính phủ giao cho Viettel trong lĩnh vực Giao thông chính là dự án thu phí không dừng này. Khi Chính phủ giao nhiệm vụ, lĩnh vực thu phí không dừng đang gặp khó khăn trong hoạt động triển khai cũng như phổ cập dịch vụ.
Nhiệm vụ thứ nhất, trong vòng 6 tháng, chúng tôi đã hoàn thành dự án mà Chính phủ giao, là xây dựng hệ thống thu phí không dừng trên toàn quốc. Nhiệm vụ quan trọng thứ hai là phát triển được cơ sở khách hàng. Và trong chưa đầy một năm thì chúng tôi đã phát triển được hơn 1 triệu tài khoản ePass.
Đây thực sự là một kết quả rất quan trọng. Việc Viettel hoàn thành mục tiêu đó chỉ trong thời gian khoảng hơn 10 tháng, theo tôi có một vài yếu tố quyết định.
Thứ nhất, việc xây dựng và phát triển hệ thống thu phí không dừng ePass thành công là nhờ Viettel có chiến lược chuyển đổi số từ rất sớm và xây dựng được hệ sinh thái, cộng hưởng sức mạnh của rất nhiều thành viên trong Tập đoàn Viettel. Đó là Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (VHT) với sáng chế phần mềm OCS tính cước theo thời gian thực đã được Mỹ công nhận; là Tổng Công ty Công trình Viettel đảm nhiệm việc xây dựng hạ tầng, khảo sát lắp đặt thiết bị để đảm bảo hạ tầng viễn thông; là Tổng Công ty dịch vụ số Viettel triển khai liên thông với các ngân hàng cung cấp để cung cấp giải pháp thanh toán thuận tiện cho những người tham gia giao thông; Công ty An ninh mạng Viettel đóng góp các giải pháp an toàn... Nhờ sức mạnh tổng hợp này mà Viettel xây dựng được hệ thống thu phí không dừng nhanh và có chất lượng cao, vận hành tốt.
Bên cạnh đó, nhờ việc sở hữu mạng lưới viễn thông phủ khắp đất nước và đội ngũ bán hàng hùng hậu trên tất cả các địa bàn từ thành phố, đô thị đến vùng sâu, vùng xa, công ty con của Viettel là VDTC có thể triển khai tiếp cận và phổ cập dịch vụ nhanh chóng.
3.000 điểm cung cấp dịch vụ và 20.000 nhân viên bán hàng đã tham gia hệ thống kênh phát triển dịch vụ ePass của Viettel, lớn hơn gần 100 lần so với kênh bán hàng và chăm sóc khách hàng của nhà cung cấp đầu tiên. Điều này đã giúp cho dịch vụ ePass phủ khắp 63/63 tỉnh thành Việt Nam ngay khi ra mắt, và việc sở hữu một thẻ ePass là dễ dàng, đơn giản với tất cả mọi người.
Tuy nhiên, ngoài sức mạnh tổng hợp, tinh thần quyết liệt, làm đến cùng của người Viettel chính là một nhân tố quan trọng giúp ePass phát triển nhanh và vượt 1 triệu thẻ.
Ngoài sự nỗ lực, cách tổ chức khoa học, Hệ sinh thái chuyển đổi số hoàn chỉnh của Viettel, thì quan trọng nhất là người dân, người lái xe đã bắt đầu ý thức được hệ thống thu phí không dừng này là một công cụ thuận tiện, hiện đại và rất hữu hiệu. Đây là một xu thế tất yếu, nên là người dân rất tích cực trong việc sử dụng, dán thẻ ePass.
VDTC từng đánh giá, phải mất 27 năm thì mới bắt đầu có lãi từ dự án thu phí không dừng. Vậy đâu là động lực để Viettel tham gia vào thị trường thu phí tự động không dừng được đánh giá là rất khó khăn này?
Thứ nhất, đây là nhiệm vụ mà chúng tôi nhận từ Chính phủ. Là doanh nghiệp quân đội, doanh nghiệp tiên phong, chủ lực kiến tạo xã hội số, nhiệm vụ khó khăn mà Chính phủ giao, Nhà nước giao, chúng tôi đương nhiên là phải nhận và thực hiện thành công dự án này.
Thứ hai, sau khi tính toán lại, chúng tôi thấy rằng, với nguồn lực và quyết tâm của Viettel, cách đầu tư tiết kiệm, hiệu quả, tổ chức bộ máy tối ưu hơn thì chúng tôi tin tưởng dự báo sẽ khả quan rất nhiều. Dự kiến sẽ giảm 10 năm so với dự toán trước đó.
Thứ ba, rất quan trọng như tôi đã nói ban đầu, thì mục tiêu của chúng tôi là xây dựng nền tảng giao thông thông minh cho Việt Nam. Thu phí không dừng mới chỉ là dự án đầu tiên trong quá trình xây dựng hệ thống giao thông thông minh đó. Phải làm dự án này thì các bước tiếp theo mới thực hiện được.
Thứ trưởng GTVT Lê Đình Thọ đã phát biểu trong buổi ra mắt, là ePass sẽ là đòn bẩy giúp phổ cập dịch vụ thu phí không dừng trên toàn quốc, tiến đến phát triển giao thông số ở Việt Nam. Vậy xin ông nói rõ hơn về việc phát triển giao thông số của Viettel từ ePass?
Trước đây, thu phí trên đường cao tốc, chúng ta sử dụng nhân công. Việc sử dụng con người sẽ có ba điểm yếu.
Một là luôn làm cho giao thông tắc nghẽn. Lưu lượng giao thông cao mà cứ phải ngồi chờ mua vé rồi soát vé. Hai là tính chính xác không cao. Ba là nếu còn dùng nhân công thì không bao giờ áp dụng được những công nghệ hiện đại vào giao thông vận tải.
Dự án đầu tiên, dễ áp dụng công nghệ nhất vào giao thông vận tải chính là dự án này. Chính vì vậy, việc đầu tiên là phải điện tử hóa tất cả các công đoạn của công đoạn thu phí, tức là một cách để thông minh hóa con đường.
Tiếp theo là thông minh hóa ô tô. Để làm được thì quan trọng nhất là tư duy của người lái xe phải thay đổi, từ bỏ việc thao tác thủ công mà sử dụng những gì hiện đại, thuận tiện hơn, chính xác hơn. Khi người ta chấp nhận hệ thống thu phí không dừng này, chắc chắn họ cũng sẽ chấp nhận việc biến ô tô của mình trở thành thông minh.
Sắp tới, chúng tôi sẽ có những giải pháp để biến bất cứ ô tô nào lưu thông trên đường trở thành ô tô thông minh, có thể đi tìm bãi đỗ xe, sửa xe… Bất cứ thứ gì tài xế cần, đều được tự động hết. Mỗi chiếc xe chạy trên đường sẽ trở thành chiếc xe thông minh.
Như vậy thì có thể hiểu rõ hơn là ngoài việc thu phí không dừng ở trên các đường cao tốc, quốc lộ, thì việc giao thông thông minh sẽ được áp dụng đến từng phương tiện trong cả nội đô, giống như gần đây báo chí có thông tin về thu phí nội đô phải không thưa ông?
Ví dụ, nếu muốn thu phí nội đô, chúng ta sẽ không bao giờ còn cần phải xây lên những trạm thu phí nữa, vì ôtô đã “thông minh” rồi.
Chúng tôi sẵn sàng cung cấp những giải pháp để ranh giới nội đô sẽ là ranh giới mềm chứ không phải là trạm thu phí.
Ông đánh giá như thế nào về vai trò của ePass trong hệ sinh thái chuyển đổi số của Viettel, cũng như sứ mệnh tiên phong chủ lực kiến tạo xã hội số của Tập đoàn?
Như tôi đã trả lời trước đó, trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia, chúng tôi đặt ra 3 lĩnh vực cần tập trung là y tế, giáo dục và giao thông. Hiện nay, y tế, giáo dục thì chúng tôi làm rất nhiều và mọi người đã biết. Còn giao thông thì chúng tôi chỉ mới bắt đầu, chính từ ePass. VDTC theo đó cũng sẽ là nhân tố quan trọng trong việc thực hiện chương trình chuyển đổi số quốc gia.
Giao thông số sẽ được hỗ trợ phát triển ra sao trong 3-5 năm tới, với mục tiêu của Viettel trong lĩnh vực này?
Sau thành công bước đầu của hệ thống thu phí không dừng, chúng tôi đã nhận khá nhiều nhiệm vụ từ Bộ Giao thông Vận tải trong công cuộc xây dựng giao thông thông minh ở Việt Nam. Đường bộ chỉ là bước đầu. Sắp tới là đường thủy, hàng không.
Để làm được những việc đó, đương nhiên là Tập đoàn cũng sẽ lấy VDTC làm chủ lực. Chúng tôi chắc chắn sẽ đầu tư nguồn lực cả về con người, cả về vật chất, cả về những công nghệ hiện đại nhất.
Vậy theo ông, thách thức lớn nhất mà Viettel sẽ phải gặp phải khi phát triển giao thông số Việt Nam là gì?
Cũng giống như tất cả những lĩnh vực khác, đầu tiên là hành lang pháp lý chưa hoàn chỉnh. Chắc chắn là làm cái gì mới thì bao giờ cũng “vướng”. Vậy nên chúng tôi luôn kiến nghị chúng ta phải cố gắng làm sao để phát triển đến đâu thì quản lý theo đến đấy. Điều này sẽ tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc phát triển những thứ mới và xây dựng xã hội số, trong đó có giao thông số.
Chúng tôi sẵn sàng làm những thứ mới. Chúng ta làm thử, thí điểm trước, sau đó triển khai chính thức sau. Rồi khi dịch vụ đã hoàn chỉnh, đã thử nghiệm tốt rồi thì vấn đề quản lý, hành lang pháp lý, chính sách sẽ đi theo.
Tôi nghĩ thời điểm này phát triển giao thông số là rất thuận lợi. Công nghệ không phải là vấn đề, Viettel sẵn sàng. Về mong muốn và chiến lược giao thông số, Bộ Giao thông Vận tải và Chính phủ đã sẵn sàng. Tuy nhiên, để tất cả cơ chế chính sách được hợp lý, đẩy mạnh giao thông số phát triển, chúng ta phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý.
Cảm ơn ông!