- Ngày 23/3, tại TP Cần Thơ, Bộ Xây dựng đã tổ chức “Hội nghị công bố điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.
Những thách thức lớn cho vùng ĐBSCL
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phan Thị Mỹ Linh cho biết vùng ĐBSCL là trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất của cả nước. Năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL.
Bên cạnh những thành tựu về kinh tế - xã hội đã đạt được, ĐBSCL đang đứng trước diễn ra những thách thức mới đặt ra đối với phát triển kinh tế - xã hội trong vùng.
Đó là tác động của biến đổi khí hậu, hạn chế trong liên kết nội vùng và ngoại vùng, hệ thống kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, gia tăng mâu thuẫn giữa mục tiêu phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sinh thái, nguồn lực kinh tế còn khó khăn đã làm cho công tác quy hoạch và phát triển đô thị nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng còn bất cập.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phan Thị Mỹ Linh phát biểu tại hội nghị |
“Trong bối cảnh phát triển mới, để đáp ứng yêu cầu phát triển về kinh tế - xã hội, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo đó, sự phát triển bền vững vùng ĐBSCL mà còn có ý nghĩa đối với quốc gia và cả tiểu vùng sông Mêkông. Đồng thời, đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển sản xuất nông nghiệp cho cả nước”, Thứ trưởng Phan Thị Mỹ Linh nói và cho biết, đồ án mục tiêu để vùng ĐBSCL phát triển bền vững, an toàn, thịnh vượng, phát triển nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao kết hợp với dịch vụ du lịch sinh thái, công nghiệp chế biến...quy hoạch mới dựa trên sự tôn trọng quy luật tự nhiên phù hợp với điều kiện thực tế.
Bên cạnh đó, xác định biến đổi khí hậu, nước biển dâng là xu thế tất yếu cần phải sống chung và thích nghi, biến thách thức thành cơ hội; trong đó, tài nguyên nước là yếu tố cốt lõi và là cơ sở để triển khai quy hoạch.
Vẫn theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng, đây là đồ án có nhiều ý tưởng đột phá, xác định tầm nhìn mới và các chiến lược của vùng. Cùng với đó là khẳng định tính chất, vai trò, vị thế của vùng ĐBSCL với mục tiêu xây dựng vùng trọng điểm quốc gia về chất lượng nông nghiệp, đánh bắt nuôi trồng thủy sản, phát triển nhanh về kinh tế biển...
Xây dựng nhiều tuyến cao tốc, đường sắt
Bà Trần Thu Hằng, Vụ trưởng Vụ quy hoạch kiến trúc (Bộ Xây dựng) cho biết, định hướng phát triển công nghiệp ở ĐBSCL sẽ tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và thực phẩm theo hướng gắn với vùng sản xuất nguyên liệu, đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ...
Lĩnh vực công nghiệp sẽ ưu tiên phát triển và khai thác tối đa các khu công nghiệp đã thành lập đến năm 2030, tăng cường các ngành công nghiệp chế biến và công nghiệp phụ trợ nông nghiệp.
Tổng diện tích các khu công nghiệp tập trung đến năm 2030 là 15.000-17.000 héc ta và sau năm 2030 có thể đạt 20.000-24.000 héc ta. Hạn chế mở rộng các khu công nghiệp mới khi các khu công nghiệp hiện hữu tỷ lệ lấp đầy còn thấp.
Việc phân bố các khu công nghiệp theo các khu vực trọng điểm của vùng, bà Hằng cho biết, các khu công nghiệp đa ngành của vùng chủ yếu phân bố tại Long An và Tiền Giang với tổng diện tích khoảng 10.000 héc ta. Trung tâm công nghiệp chế biến nông, thủy sản và năng lượng của vùng sẽ bố trí tại Cần Thơ với tổng diện tích khoảng 1.500-1.800 héc ta.
Các trung tâm năng lượng, công nghiệp chế biến thủy hải sản với quy mô 2.000-2.400 héc ta sẽ phân bố chủ yếu tại các tỉnh Cà Mau, Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang và Bạc Liêu được phát triển gắn với các trung tâm năng lượng và kinh tế biển.
Tại các địa phương còn lại quy hoạch điều chỉnh xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 chủ yếu sẽ phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm nông - ngư nghiệp, công nghiệp phụ trợ nông nghiệp phục vụ địa phương.
Đặc biệt, lĩnh vực giao thông vận tải, quy hoạch điều chỉnh xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định trên cơ sở hạ tầng giao thông hiện có sẽ đầu tư, nâng cấp và phát triển hoàn thiện hệ thống giao thông vùng.
Đảm bảo nhu cầu giao thông vận tải, tạo mối liên kết chặt chẽ, đồng bộ giữa các loại hình vận tải, nhất là giao thông đường thủy và bộ.
Chú trọng phát triển giao thông công cộng trong các đô thị và kết nối giữa các đô thị trong vùng bằng các phương tiện vận tải hiện đại, thân thiện môi trường.
Cụ thể, đối với lĩnh vực đường bộ, bà Hằng cho biết, định hướng phát triển trong quy hoạch điều chỉnh là hoàn thiện và xây mới các tuyến cao tốc TPHCM - Trung Lương- Cần Thơ - Cà Mau; và tuyến cao tốc Hà Tiên- Rạch Giá - Bạc Liêu - Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng. Với các tuyến quốc lộ hiện hữu sẽ thực hiện cải tạo, nâng cấp.
Ngoài ra, định hướng phát triển giao thông vùng cũng xác định sẽ xây mới các tuyến đường quốc lộ tránh đô thị và nâng cấp một số tuyến đường tỉnh có ý nghĩa quan trọng trong vùng lên thành quốc lộ.
Cũng theo bà Hằng, lĩnh vực đường sắt, sẽ xây dựng và phát triển các tuyến đường sắt TPHCM - Cần Thơ; Cần Thơ- Cà Mau trên cơ sở tuân thủ theo quyết định của Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam...
Phát triển ĐBSCL: Tốn tiền tỉ mà trái quy luật thì trả giá đắt
Nghị quyết nêu chiến lược dài hơi cho ĐBSCL theo hướng thích ứng “thuận thiên”, tôn trọng quy luật tự nhiên, tránh can thiệp thô bạo vào thiên nhiên.
Thủ tướng: Không hoảng hốt trước biến đổi khí hậu tại ĐBSCL
Thủ tướng nhấn mạnh, chúng ta không nên hoảng hốt mà cần tìm ra lối đi, cách làm phù hợp nhất, mang lại cuộc sống tốt hơn cho gần 20 triệu người.
Thủ tướng thị sát ĐBSCL bằng trực thăng
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thị sát vùng Đồng bằng sông Cửu Long bằng trực thăng
Phó Thủ tướng: Phát triển bền vững ĐBSCL tất cả vì người dân
“Tất cả những gì chúng ta làm đều nhằm hướng đến người dân, bảo đảm sinh kế cho người dân. Khi người dân ủng hộ, vào cuộc, mới có thể thành công”, Phó Thủ tướng nói.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: 3 nhóm tác nhân gây tổn thương ĐBSCL
Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường chỉ ra 3 nhóm tác nhân chính gây tổn thương ĐBSCL.
Gần 40% ĐBSCL có nguy cơ biến mất vĩnh viễn
Nếu nước biển dâng 100cm, gần 40% diện tích đất của ĐBSCL sẽ biến mất vĩnh viễn và gần 18% diện tích TP.HCM sẽ bị ngập.
Hoài Thanh