Ảnh minh họa: Reuters |
Nhiều người đã phản đối ý tưởng này, với lý do một quốc gia nổi tiếng trung lập như Thụy Sĩ không cần phải mua các máy bay chiến đấu hiện đại để bảo vệ lãnh thổ, khi mà một máy bay vượt âm chỉ mất 10 phút là đi xuyên qua hết nước này.
Ireland, Malta và Luxembourg cũng không có chiến đấu cơ nên việc bỏ ra 6,6 tỷ USD để mua máy bay của Thụy Sĩ là lãng phí tiền bạc, hãng tin Reuters dẫn lời những người phản đối nói.
"Ai là kẻ thù? Ai sẽ tấn công một quốc gia nhỏ bé, trung lập được vây quanh bởi NATO", Priska Seiler Graf, một thành viên Quốc hội Thụy Sĩ, đảng viên đảng thiên tả Dân chủ Xã hội, nói.
Cuối tuần này, ngày 27/9, cử tri Thụy Sĩ sẽ đi bỏ phiếu về kế hoạch trên. Việc phê chuẩn ngân sách qua trưng cầu dân ý sẽ cho phép chính phủ nước này quyết định mua loại máy bay nào. Hiện, Thụy Sĩ đang cân nhắc giữa chiến đấu cơ Eurofighter của Airbus, Rafale của công ty Dassault (Pháp), F/A-18 Super Hornet của Boeing hoặc F35-A Lightning II của Lockheed Martin.
Các máy bay mới sẽ thay thế cho phi đội gồm 30 chiếc F/A-18 Hornets sẽ hết thời hạn hoạt động vào năm 2030.
Seiler Graf cho hay, các lựa chọn rẻ hơn như phiên bản của máy bay huấn luyện Leonardo M346 còn giá trị hơn "những món đồ chơi đắt tiền" đang được cân nhắc. "Chúng ta cần máy bay mới, điều đó không có gì phải tranh cãi nhưng hãy mua loại máy bay nhẹ, đơn giản là đủ. Có một chiếc Fiat tốt hơn là một chiếc Maserati".
Cách đây 6 năm, cử tri Thụy Sĩ đã bác bỏ việc mua máy bay chiến đấu Gripen của Thụy Điển. Năm 1989, đề xuất loại bỏ toàn bộ quân đội ở Thụy Sĩ đã nhận được 35% ủng hộ.
Lukas Golder, một người đi thăm dò ý kiến thuộc công ty nghiên cứu về dư luận và thị trường GFS.Bern cho hay, cử tri sẽ ủng hộ kế hoạch mua máy bay. Trung lập có vũ trang là điều quan trọng cho thấy Thụy Sĩ định rõ mình như thế nào, ông Lukas cho hay.
Nghị sĩ Thomas Hurter thuộc đảng cánh hữu Nhân dân Thụy Sĩ nói rằng, nước này phải tự bảo vệ mình thay vì dựa dẫm vào các quốc gia khác.
"Nếu chúng ta không thay thế các máy bay cũ, nó đồng nghĩa với việc chúng ta không có không quân, không còn sự bảo vệ... Các máy bay nhỏ hơn không thể bay cao hoặc không thể tăng tốc nhanh, đủ để phản ứng trong trường hợp khẩn cấp. Chúng ta không biết điều gì sẽ xảy ra trong 50 năm tới. Chúng ta cần có sẵn một đội cứu hỏa khi nhà cháy, nếu không đã quá muộn".
Hoài Linh
Uy lực xe chiến đấu ‘Kẻ hủy diệt’ của quân đội Nga
Với hỏa lực mạnh mẽ và hệ thống tác chiến điện tử hiện đại, xe chiến đấu BMPT đã góp phần trong chiến thắng của liên quân Nga-Syria trước tổ chức khủng bố IS.
Tiêm kích Rafale - vũ khí làm “thay đổi cuộc chơi” của Không quân Ấn Độ
Tiêm kích Rafale được các chuyên gia quốc phòng mô tả là vượt trội hơn so với chiến đấu cơ chủ lực J-20 của Trung Quốc và tiêm kích F-16 của Pakistan.