Cây hồ tiêu đã được trồng tại Quảng Trị từ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. Mặc dù Quảng Trị không phải là nơi trồng tiêu lớn như các địa phương khác 12 ở khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ như Bình Phước, Đắk Nông, Đắk Lắk, Bà Rịa - Vũng Tàu… nhưng hạt tiêu Quảng Trị luôn được các doanh nghiệp xuất khẩu đánh giá rất cao, được nhiều người trong nước và trên thế giới biết đến và gọi là “vàng đen”.

Từ xa xưa, hạt tiêu Quảng Trị đã được tiêu thụ ở thị trường trong nước và xuất khẩu sang các nước như Pháp, Singapore, Hồng Kông.

Hồ tiêu được xác định là một trong 3 cây công nghiệp dài ngày chủ lực của tỉnh Quảng Trị và một thời mang lại thu nhập cao, nhiều hộ trở nên giàu có. Tuy nhiên do giá cả biến động xuống thấp và nhiều loại dịch bệnh phát sinh gây hại, không ít vườn tiêu bị chết. Trước thực trạng đó, tỉnh Quảng Trị có chủ trương vận động người dân mạnh dạn phá bỏ những vườn tiêu lâu năm già cỗi, thực hiện các chính sách hỗ trợ để xây dựng và nhân rộng mô hình trồng và chăm sóc hồ tiêu theo quy trình hữu cơ, an toàn sinh học, phát triển bền vững.

W-hotieu.png
Hồ tiêu được xác định là một trong 3 cây công nghiệp dài ngày chủ lực của tỉnh Quảng Trị 

Cùng với các ngành chức năng, chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và hỗ trợ người dân từng bước phục hồi các vườn tiêu cũ, áp dụng các biện pháp canh tác theo hướng hữu cơ, phát triển bền vững. Nhờ vậy, nhiều nơi đã xây dựng được một số mô hình, bước đầu cho thấy có những tín hiệu khả quan, tiêu sinh trưởng, phát triển tốt, cho nhiều quả, đặc biệt không còn tình trạng bị nhiễm các loại sâu bệnh.

Để nhân rộng diện tích hồ tiêu theo hướng chất lượng cao, tỉnh đã có nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân cũng như ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Trong đó có việc đẩy mạnh sản xuất hồ tiêu theo hướng hữu cơ.

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Trị, tính đến năm 2022 toàn tỉnh có 2,7 nghìn ha hồ tiêu. Trong đó có trên 92 ha cây hồ tiêu của 3 đơn vị trên địa bàn được chứng nhận tiêu hữu cơ với sản lượng gần 100 tấn/năm. Toàn bộ sản phẩm này được các đơn vị tổ chức sản xuất thu mua với giá cao hơn thị trường 10-15%  13 Tháng 10/2014, Cục Sở hữu trí tuệ đã ban hành Quyết định về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm hạt tiêu nổi tiếng của tỉnh Quảng Trị.

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Trị là cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý này. Khu vực chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm tiêu của tỉnh Quảng Trị gồm: Thị trấn Hồ Xá, các xã Vĩnh Hiền, Vĩnh Hòa, Vĩnh Nam thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.  

Tiếp đến, tháng 9/2017, Sở Khoa và Công nghệ Quảng Trị tiến hành sửa đổi chỉ dẫn địa lý với những sửa đổi về loại sản phẩm, tính chất, chất lượng đặc thù của sản phẩm theo hướng làm nổi bật sự khác biệt của sản phẩm so với sản phẩm cùng loại của khu vực khác và mở rộng khu vực địa lý.

Tháng 4/2018, Cục Sở hữu trí tuệ ban hành Quyết định về việc sửa đổi Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Cụ thể, sau khi mở rộng khu vực chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm tiêu của tỉnh Quảng Trị gồm: Xã Cam Chính, xã Cam Nghĩa và xã Cam Thành thuộc huyện Cam Lộ; Thị trấn Gio Linh, xã Trung Sơn, xã Gio Phong, xã Gio An, xã Gio Bình, xã Gio Châu, xã Gio Hòa, xã Gio Sơn, xã Hải Thái, xã Linh Hải, xã Linh Thượng và xã Vĩnh Trường thuộc huyện Gio Linh; Thị trấn Hồ Xá, thị trấn Bến Quan, xã Vĩnh Tú, xã Vĩnh Chấp, xã Vĩnh Trung, xã Vĩnh Kim, xã Vĩnh Thạch, xã Vĩnh Long, xã Vĩnh Nam, xã Vĩnh Khê, xã Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Hiền, xã Vĩnh Thủy, xã Vĩnh Thành, xã Vĩnh Tân, thị trấn Cửa Tùng, xã Vĩnh Hà, xã Vĩnh Sơn và xã Vĩnh Giang thuộc huyện Vĩnh Linh; Thị trấn Khe Sanh, xã Tân Liên, xã Hướng Phùn và xã Tân Lập thuộc huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Hiện nay, một số sản phẩm hạt tiêu của Quảng Trị đã được UBND tỉnh Quảng Trị cấp chứng nhận sản phẩm OCOP đạt 4 sao.

Nhóm PV