Dự án cải tạo, nâng cấp QL18 đoạn Uông Bí - Hạ Long được triển khai xây dựng theo hình thức BOT có chiều dài hơn 30km, quy mô 4 làn xe, với tổng đầu tư trên 2.800 tỷ đồng được khởi công từ 10/2011, đưa vào khai thác ngày 18/5/2014.
Từ ngày 19/10/2014, Bộ GTVT cho phép nhà đầu tư thu phí QL18 đoạn Uông Bí - Hạ Long với mức phí thấp nhất 30.000 đồng/lượt.
Từ khi cao tốc Hạ Long - Hải Phòng được đưa vào sử dụng tháng 9 năm ngoái, lượng xe lưu thông qua trạm BOT Đại Yên bị sụt giảm đáng kể. Thêm vào đó, Quảng Ninh xây dựng tuyến đường nối TP Uông Bí, thị xã Quảng Yên với đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng cắt ngang qua trạm thu phí Đại Yên dẫn đến các phương tiện đi vòng, tránh trạm.
Trạm BOT Đại Dương |
Giám đốc công ty cổ phần BOT Đại Dương Nguyễn Kiếm Anh cho biết, theo hợp đồng, năm 2018 dự án được điều chỉnh tăng giá kỳ đầu tiên (mức giá xe loại 1 là 35.000 đồng), các năm tiếp theo, định kỳ cứ 3 năm điều chỉnh lăng một lần căn cứ tình hình thực tế, chỉ số giá cả, trước mắt tạm tính 18%/mỗi lần tăng.
Ông Kiếm Anh cũng cho biết, dự án vẫn chưa được điều chỉnh tăng phí lần nào do thực hiện chỉ đạo nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 và thông báo số 321/TB-BCĐĐHG ngày 5/5/2017 của Chính phủ về việc thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ BOT của các trạm theo hướng ưu tiên giảm giá hơn giảm thời gian thu phí.
Trong khi đó, các lái xe cho rằng, với mức phí tương đương nhau, họ chọn đi cao tốc Hạ Long - Hải Phòng vì đường tốt hơn, đi nhanh hơn.
“Đi cao tốc Hạ Long - Hải Phòng mất 35.000 đồng/lượt, gần như tương đương đi quốc lộ 8 thì đi cao tốc cho nhanh, chứ đi quốc lộ vừa đông xe đường lại xấu”, anh Lê Mạnh Hà (32 tuổi, Hải Phòng) nói.
Phạm Công
Kiểm tra hoạt động thu phí tại trạm Dầu Giây sau vụ cướp 2,2 tỷ đồng
Tổng cục Đường bộ Việt Nam sẽ kiểm tra công tác tổ chức và hoạt động của trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ Dầu Giây từ ngày 18/2.