UBND tỉnh Quảng Ngãi, Công ty CP Thép Hòa Phát Quảng Ngãi đang đề xuất xin Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ngành liên quan được nhận chìm khoảng 15 triệu m3 vật chất nạo vét trong quá trình thi công cảng, luồng quay tàu.

Không bàn giao ngư trường để nhận chìm chất thải nạo vét ở cảng Cửa Lò

Bộ trưởng TN&MT: Kiên quyết từ chối các dự án ảnh hưởng môi trường biển

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có Công văn gửi Thủ tướng Chính phủ xin cấp phép nhận chìm ở biển và giao khu vực biển cho dự án nhà máy thép tại địa phương này.

Theo văn bản trên, Công ty CP Thép Hòa Phát Dung Quất đang triển khai dự án đầu tư Khu liên hợp sản xuất gang thép tại Khu kinh tế Dung Quất trên cơ sở chủ trương đầu tư được Thủ tướng chấp thuận vào năm 2017.

{keywords}
Vùng biển dự kiến nhận chìm vật chất nạo vét

Lý do của việc xin nhận chìm là do nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc đưa vào bờ để tích trữ tạm thời cũng như chưa tìm được đối tác trong nước có nhu cầu sử dụng cát nạo vét để san lấp mặt bằng. Việc xuất khẩu vật chất nạo vét (cát) cũng gặp nhiều khó khăn do Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo dừng xuất khẩu mọi loại cát.

Trước đó, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có công văn gửi Bộ TN&MT đề xuất phương án nhận chìm ở biển đối với vật chất nạo vét trong quá thì công dự án nói trên, bởi đây là phương án tối ưu hiện nay.

UBND tỉnh Quảng Ngãi đề nghị Thủ tướng xem xét, có ý kiến chỉ đạo Bộ TN&MT hỗ trợ, đẩy nhanh việc phê duyệt hồ sơ đề xuất nhận chìm vật chất nạo vét và đôn đốc tham mưu trình Thủ tướng giao khu vực biển cho dự án.

Di chuyển từ nơi này sang nơi khác

Thông tin báo chí, ông Đinh Văn Chung, PGĐ thép Hòa Phát Dung Quất, cho biết, toàn bộ vật chất này thành phần có đến trên 87% là cát còn lại là vỏ sò, bùn... được nạo vét từ việc làm 11 bến cảng của đơn vị phục vụ cho Nhà máy thép.

{keywords}
Đại công trường xây dựng nhà máy thép 60.000 tỷ

Ông Chung cho biết, hoàn toàn không có m3 vật chất dư thừa nào ở trên bờ được đưa ra để nhận chìm xuống biển. Đây chỉ là việc di chuyển vật chất từ nơi này sang nơi khác, từ khu vực gần bờ ra vùng biển xa bờ hơn.

Tỉnh Quảng Ngãi đã có văn bản thống nhất thỏa thuận lại vị trí nhận chìm ở biển đối với chất nạo vét trong quá trình thi công xây dựng dự án. Địa điểm dự kiến nằm phía ngoài khơi vịnh Dung Quất, cách đảo Lý Sơn 28,3km về phía Đông, cách khu vực nạo vét luồng tàu khoảng hơn 6,8km và cách khu nguồn lợi thủy sản tiềm năng vùng biển ven bờ vịnh Dung Quất - phía Tây Bắc 10km.

Dự án có quy mô lớn nhất khu vực miền Trung

Để làm 11 bến cảng, đơn vị này phải hút cát, bùn với tổng khối lượng nạo vét khoảng 19,370 triệu m3; đơn vị đã sử dụng gần 4 triệu m3 để san lấp mặt bằng khu đất của dự án. Tổng khối lượng xin nhận chìm là khoảng hơn 15 triệu m3 vật chất.

Ngày 12/6/2018, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo tại văn bản số 744 về việc xử lý vật chất nạo vét dư thừa trong quá trình triển khai dự án.

{keywords}
Dự án được đánh giá có quy mô lớn nhất ở khu vực các tỉnh miền Trung

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo chủ đầu tư tiếp thu ý kiến các Bộ: Xây dựng, TN-MT và các cơ quan chức năng đẻ điều chỉnh, bổ sung báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với nạo vét và nhận chìm chất dư thừa theo Luật Bảo vệ môi trường, trong đó lưu ý có phương án sử dụng tối ưu các vật chất dư thừa trong quá trình nạo vét.

Bộ TN-MT hướng dẫn UBND tỉnh Quảng Ngãi thực hiện giải quyết việc giao khu vực biển để nhận chìm cho doanh nghiệp theo đúng Nghị quyết số 13 ngày 8/2/2018.

Có tổng vốn đầu tư 52.000 tỷ đồng, diện tích đất sử dụng gần 380ha, dự án "Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất" là một trong số dự án "khủng" nhất được xây dựng tại KKT Dung Quất kể từ trước đến nay ở tại nơi này.

Dự án "Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất", do công ty Cổ phần thép Hòa Phát Dung Quất, thuộc Tập đoàn Hòa Phát.

Khởi động vào cuối quý I.2/17, tiến độ thực hiện giai đoạn 1 của dự án đến thời điểm hiện tại đạt khoảng 55%, nhiều hạng mục đạt 70-80%. Mỗi ngày, có trung bình hàng ngàn công nhân tham gia làm việc trên đại công trường.

Thống nhất dừng nhận chìm, đưa lên bờ 1 triệu m3 bùn thải

Thống nhất dừng nhận chìm, đưa lên bờ 1 triệu m3 bùn thải

Thông tin được đưa ra tại buổi làm việc của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng với các bộ ngành liên quan mới đây.

Bộ TN&MT chấp thuận không nhận chìm

Bộ TN&MT chấp thuận không nhận chìm

Bộ TN&MT chấp thuận phương án không nhận chìm bùn thải nạo vét xuống biển mà đưa vào khu vực Cảng tổng hợp Vĩnh Tân.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà muốn 'nói hết' về nhận chìm

Bộ trưởng Trần Hồng Hà muốn 'nói hết' về nhận chìm

Kết thúc buổi họp báo thường kỳ Chính phủ, Bộ trưởng TN&MT đứng lại trả lời báo chí. Ông nói, có gì các bạn cứ hỏi, tôi sẽ nói hết.

Thái Bình