Theo UBND tỉnh Quảng Nam, đến nay tỉnh đã đầu tư, xây dựng, đưa vào vận hành các ứng dụng dùng chung tạo nền tảng để hình thành Chính quyền điện tử trên địa bàn. Qua đó, góp phần phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo, nâng cao hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước, chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp và các tổ chức với số lượng dịch vụ công trực tuyến mức 3, mức 4 đạt 41%.

Các đơn vị đã kết nối với hệ thống thanh toán trực tuyến Chính phủ, cho phép người dân, doanh nghiệp thực hiện các giao dịch trực tuyến mức độ 4 thuận tiện, tiết kiệm thời gian, chi phí giải quyết thủ tục hành chính.

{keywords}
Quảng Nam xây dựng Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh (IOC)
{keywords}
 

Năm 2020, tỉnh Quảng Nam chính thức triển khai các hệ thống quan trọng của Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh (IOC), nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh (LGSP), hệ thống thông tin báo cáo cấp tỉnh (LRIS), góp phần hoàn thiện nền tảng Chính quyền điện tử.

Công tác chuyển đổi số trong hoạt động của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh thời gian qua được triển khai tích cực, đúng định hướng, đạt được một số kết quả thiết thực, góp phần thực hiện cải cách hàn chính trên địa bàn.

Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi số của tỉnh còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế. Hạ tầng kỹ thuật chưa được đầu tư đồng bộ, hệ thống mạng WAN, hội nghị truyền hình, Trung tâm Tích hợp dữ liệu chưa đáp ứng yêu cầu. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao.

Với đề án “Phát triển ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền số tỉnh giai đoạn 2021-2025”, tỉnh Quảng Nam đặt mục tiêu, xây dựng, phát triển các hệ thống nền tảng chính quyền điện tử, Chính quyền số tuân thủ kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh.

Hoàn thành việc tích hợp, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của tỉnh.

Qua đó, đạt 100% các giao dịch trên cổng dịch vụ công tỉnh và hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp tỉnh, huyện, xã. Duy trì kết nối, chia sẻ thông tin giữa cổng dịch vụ công tỉnh với cổng dịch vụ công quốc gia.

Cung cấp 100% các dịch vụ công trực tuyến liên quan tới nhiều người dân, DN ở mức độ 3, 4; 40% số lượng người dân và DN tham gia hệ thống Chính quyền số được xác thực định danh điện tử thông suốt.

{keywords}
Quảng Nam: Phê duyệt hơn 900 tỷ xây dựng chính quyền số

Trên 50% hồ sơ được tiếp nhận, giải quyết qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; 80% thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4.

100% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh, 80% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 60% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng; 100% báo cáo định kỳ của các cơ quan hành chính nhà nước được cập nhật.

Ngoài ra, 80% cơ quan nhà nước tham gia cung cấp dữ liệu mở, dưới dạng máy có khả năng đọc, để cung cấp dịch vụ công kịp thời, một lần khai báo, trọn vòng đời phục vụ người dân, doanh nghiệp và phát triển kinh tế xã hội; 50% hoạt động kiểm tra của cơ quan nhà nước được thực hiện qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.

Quảng Nam đặt mục tiêu tới năm 2030, 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động.

100% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh; 90% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 70% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng; 70% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.

Để thực hiện đề án phát triển chính quyền số, tỉnh Quảng Nam phê duyệt kinh phí 901 tỷ đồng. Trong đó, 350 tỷ đồng từ ngân sách tập trung và chi phí sự nghiệp, 320 tỷ đồng ngân sách Trung ương.

Lê Bằng