Ngày nay quảng cáo xuất hiện ở khắp mọi nơi, từ các trang web trên máy tính cho tới chiếc TV trong ngôi nhà, ra ngoài là những màn ảnh giăng khắp lối. Cũng trong lĩnh vực quảng cáo số không thể không nhắc tới hai “ông lớn” Facebook và Google, gần đây còn có sự nổi lên của truyền hình OTT (nội dung được cung cấp thông qua nền tảng internet) như FPT Play, VTVGo…
Thực tế trên khá dễ hiểu bởi quảng cáo là cách nhanh nhất, đơn giản nhất để đẩy mạnh thương hiệu, gia tăng doanh số ở thời công nghệ 4.0. Đặc biệt trên nền tảng truyền hình OTT, chẳng hạn FPT Play, những nội dung quảng cáo được đánh giá là nhắm đúng đối tượng, tiếp cận người xem một cách nhẹ nhàng, gần gũi chứ không tạo cảm giác khó chịu, đôi khi “giật cả mình” như trên nhiều kênh quảng cáo khác.
Cụ thể, quảng cáo trên nội dung OTT, nhà quảng cáo sẽ chọn lựa được đối tượng người xem là ai, ở độ tuổi nào, sở thích là gì nên truyền hình OTT được dự báo sẽ thu hút được ngày càng nhiều nhà quảng cáo tìm đến. Có thể gói gọn truyền hình OTT là sự kết hợp tuyệt vời giữa nội dung hấp dẫn và địa chỉ khách hàng đầy tiềm năng. Do đó, các nhãn hàng chắc hẳn sẽ rất thích thú với những gì họ thu được từ truyền hình OTT.
Không khó hiểu khi năm 2018 Việt Nam có 14,5 triệu thuê bao truyền hình trả tiền, doanh thu đạt 8.000 tỉ đồng; Đến hết tháng 6/2019, cả nước đã có đến 15,3 triệu thuê bao nhưng doanh thu chỉ 1.885 tỉ đồng, tức chưa bằng 1/4 so với tổng doanh thu cả năm 2018, theo số liệu từ Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TT&TT). Con số này có thể chưa khẳng định sức hút của truyền hình OTT nhưng nó đã cho thấy sự sụt giảm đáng báo động của quảng cáo trên truyền hình truyền thống.
Song có một con số đáng chú ý mà lãnh đạo Phòng Quản lý dịch vụ (Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử) từng chia sẻ tại hội thảo “Các giải pháp tăng doanh thu cho truyền hình trả tiền” do Cục này tổ chức hồi tháng 9/2019, đó là thuê bao truyền hình OTT đang tăng trưởng mạnh - đạt 50% mỗi năm cả về thuê bao lẫn doanh thu trong những năm gần đây.
Từ các con số trên, lãnh đạo Phòng Quản lý dịch vụ đánh giá: “Truyền hình trả tiền truyền thống sẽ dần bão hòa, truyền hình OTT sẽ phát triển mạnh và dần chiếm ưu thế. Dư địa để phát triển loại hình này còn rất lớn, nhưng cạnh tranh ngày càng khốc liệt”.
Ứng dụng OTT bùng nổ giữa lúc các nền tảng quảng cáo như Facebook hay YouTube đang bộc lộ nhiều điểm yếu, nhất là hiển thị quảng cáo của các nhãn hàng lớn trên các nội dung bạo lực, xấu độc vi phạm pháp luật của Việt Nam, khiến một số nhãn hàng do sợ ảnh hưởng uy tín thương hiện đã phải rút quảng cáo khỏi hạ tầng YouTube và Facebook. Do đó, quảng cáo trên các ứng dụng OTT rõ ràng là đích đến đáng tin cậy ít nhất thời điểm hiện tại cho các nhãn hàng lớn nhỏ.
Tại Việt Nam dù có cả rừng ứng dụng OTT nhưng nổi bật vẫn là FPT Play - đơn vị dẫn đầu với kho nội dung đồ sộ gồm cả miễn phí lẫn có phí, hỗ trợ truyền hình xem lại hết sức tiện dụng. Tất nhiên bên cạnh đó, FPT Play cũng xây dựng một nền tảng quảng cáo đảm bảo hiệu quả nhất cho khách hàng để tiếp cận lượng người dùng “khổng lồ” trên dịch vụ này.
Chỉ với 1 tài khoản trên hệ thống FPT Play, người dùng có thể xem trên 5 thiết bị. Nội dung của FPT Play liên tục được mở rộng cả về số lượng lẫn chất lượng, với hơn 150 kênh truyền hình, thể thao đỉnh cao như độc quyền Serie A, Ngoại hạng Anh, FA Cup, Champions League, V-League… kho phim bộ bản quyền "cực phẩm" được phát sóng song song với nước cung cấp hoàn toàn miễn phí, cùng các bộ phim chiếu rạp được cập nhật nhanh nhất với chất lượng chuẩn HD.
Không chỉ dừng lại là ứng dụng xem truyền hình đa nền tảng, FPT Play chuyển mình xa hơn với việc ra mắt sản phẩm FPT Play Box (chuẩn 4K) vào năm 2018 và FPT Play Box+, sử dụng hệ điều hành Android TV 9.0 của Google năm 2019. Đại diện FPT Telecom cũng chia sẻ một số nét chính trong dịch vụ FPT Play Box phiên bản 2020, theo đó, FPT Play Box sẽ có tính năng trợ lý giọng nói và loa thông minh kết hợp OTT Box. Khách hàng của FPT Play Box cũng sẽ được trải nghiệm hệ sinh thái dành cho nhà thông minh và trợ lý ảo Google tại Việt Nam.