Khu chung cư tôi đang sống có hiện tượng nhiều người đến từng nhà gõ cửa, quảng cáo chào bán sản phẩm của họ. Điều phiền hà là họ hay đến vào buổi trưa giờ cơm hoặc nghỉ ngơi. Xin hỏi hành vi của họ có vi phạm pháp luật không? Hình thức xử lý thế nào?

{keywords}
Ảnh minh hoạ

Luật sư tư vấn:

Theo khoản 4 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010:

“Quấy rối người tiêu dùng là hành vi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người tiêu dùng để giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hoặc đề nghị giao kết hợp đồng trái với ý muốn của người tiêu dùng, gây cản trở, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt bình thường của người tiêu dùng”.

Đây là một trong các hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này. Đó là: “Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quấy rối người tiêu dùng thông qua tiếp thị hàng hóa, dịch vụ trái với ý muốn của người tiêu dùng từ 02 lần trở lên hoặc có hành vi khác gây cản trở, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt bình thường của người tiêu dùng”.

Liên quan tới hành vi quấy rối người tiêu dùng, Nghị Định số 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngcó hiệu lực đến 14/10/2020 quy định mức xử phạt theo điều

Điều 78. Hành vi vi phạm về quấy rối người tiêu dùng

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với thương nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Quấy rối người tiêu dùng thông qua tiếp thị hàng hóa, dịch vụ trái với ý muốn của người tiêu dùng từ 02 lần trở lên;

b) Có hành vi gây cản trở, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt bình thường của người tiêu dùng.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Sắp tới, từ ngày 15 tháng 10 năm 2020 Nghị định 98/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành quy định như sau:

“Điều 59. Hành vi vi phạm về quấy rối người tiêu dùng

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với thương nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

1. Quấy rối người tiêu dùng thông qua tiếp thị hàng hóa, dịch vụ trái với ý muốn của người tiêu dùng từ 02 lần trở lên.

2. Có hành vi gây cản trở, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt bình thường của người tiêu dùng”.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.

Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)

Ban Bạn đọc

Ngành nghề thị trường lao động đang cần những năm tới

Ngành nghề thị trường lao động đang cần những năm tới

Khảo sát về nhu cầu lao động qua đào tạo của các ngành nghề, cùng với mức lương cũng như yêu cầu của doanh nghiệp sẽ cung cấp cho thí sinh, phụ huynh thông tin để quyết định chọn nghề, chọn trường.