Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình, từ ngày 8-2 đến đầu tháng 3  năm 2021, bệnh lở mồm long móng đã xảy ra tại 4 xã trên địa bàn huyện Bố Trạch (thị trấn Nông trường Việt Trung, Tây Trạch, thị trấn Phong Nha, Phúc Trạch) làm 115 con trâu, bò mắc bệnh. 

{keywords}
 Để phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi, UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, địa phương thực hiện phòng, chống dịch bệnh.

Để phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi, UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, địa phương thực hiện phòng, chống dịch bệnh.

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp với các địa phương triển khai các biện pháp chống dịch; tổ chức phun tiêu độc khử trùng; tiêm phòng vắc xin; tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát chặt chẽ phương tiện vận chuyển động vật qua lại trên địa bàn…

Tại cuộc họp, đại diện các sở, ngành, địa phương đã báo cáo tình hình thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh cho động vật và đưa ra các kiến nghị, đề xuất trong thời gian tới. 

Phát biểu kết luận cuộc họp, ông Đoàn Ngọc Lâm - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo PCDBĐV tỉnh nhấn mạnh, dịch bệnh trên động vật đang diễn biến phức tạp và có nguy cơ lây lan trên diện rộng.

Để làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị các thành viên ban chỉ đạo, sở, ngành, địa phương tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp để phòng, chống dịch bệnh; tăng cường kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn với phương châm phòng là chính kết hợp các biện pháp kỹ thuật và đẩy mạnh tuyên truyền; huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để phòng, chống dịch bệnh.

Các huyện, thị xã, thành phố triển khai họp ban chỉ đạo quán triệt các địa phương thực hiện quyết liệt phòng, chống dịch với phương châm thôn giữ thôn, xã giữ xã, huyện giữ huyện; hướng dẫn người dân chủ động theo dõi diễn biến dịch bệnh trên gia súc; các xã có dịch phải lập chốt kiểm soát tạm thời ngăn chặn vận chuyển gia súc ra khỏi địa bàn; xử lý nghiêm các cơ sở mua bán trâu, bò, lợn bị bệnh; rà soát, nắm chặt người hành nghề thú y trên địa bàn để quán triệt, thực hiện nghiêm các biện pháp tiêu độc khử trùng, đồng thời huy động lực lượng này cùng tham gia dập dịch.

Các sở, ngành thành lập các đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh tại các địa phương; kiểm soát chặt chẽ việc mua bán, giết mổ động vật; tổ chức tiêu hủy động vật chết theo quy định; các địa phương chưa có dịch nhanh chóng triển khai tiêm phòng vắc xin; các địa phương phải xây dựng kịch bản phòng, chống dịch, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, không để lây lan trên diện rộng.

Ông Đoàn Ngọc Lâm đề nghị Sở Nông nghiệp-PTNT chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tăng cường kiểm tra, giám sát dịch bệnh tại các địa phương; triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch; chỉ đạo chốt kiểm dịch động vật tạm thời phía Bắc tăng cường kiểm soát hoạt động vận chuyển động vật qua địa bàn; tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch. Sở Tài chính bố trí kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch và hỗ trợ người dân; các huyện quan tâm bố trí đội ngũ thú y ở cơ sở…

Diệu Thúy