Mở bán trà đá "chui", hét giá 30.000 đồng 1 cốc

Từ 0h ngày 2/3, các nhà hàng ăn uống, phục vụ trong nhà tại Hà Nội được mở cửa trở lại. Song các vũ trường, quán bar, karaoke, game, internet, các quán ăn ngoài vỉa hè và đặc biệt là trà đá vỉa hè vẫn bị yêu cầu phải tạm dừng.

{keywords}
 

Tuy vậy, theo báo Dân Trí, hiện nay, các quán trà đá vẫn mở cửa ở nhiều nơi tại Hà Nội. Thậm chí, một số quán trà đá vỉa hè còn có dấu hiệu "chặt chém" khách với giá 30.000 đồng/cốc.

Lan trần mộng, lan hồ điệp giá rẻ bất ngờ

Lan trần mộng luôn gây sốt và được ví là “lan nhà giàu” do giá cao ngất ngưởng. Thế nhưng, dịp cận Tết Tân Sửu 2021, “chợ mạng” xuất hiện lan trần mộng với giá siêu rẻ, chỉ khoảng 20.000-60.000 đồng/cành. Hiện lan trần mộng được rao bán với mức giá rẻ chưa từng có, từ 90.000-110.000 đồng/bó 10 cành, tức chỉ 9.000-11.000 đồng/cành; có loại giá chỉ 50.000 đồng/bó 10 cành (5.000 đồng/cành).

Không chỉ lan trần mộng, dịp này, các loại lan hồ điệp, đặc biệt là dòng hồ điệp mini cắt cành giá cũng siêu rẻ. Hiện hồ điệp có giá 13.000-25.000 đồng/cành, còn hồ điệp mini 10.000 đồng/cành.

{keywords}
Các loại lan hồ điệp tràn ngập thị trường với giá rất rẻ

Bên cạnh các loại lan, những cành lê trắng điểm một vài bông hoa cũng được nhiều người mua làm quà tặng 8/3. Cành lê to giá hơn 1 triệu đồng, cành lê nhỏ hơn giá 250.000 đồng/cành.

Nhiều loại hoa nhập cũng có giá khá mềm trước ngày 8/3. Chẳng hạn, loại hoa mao lương "sang chảnh" giá từ 90.000-100.000 đồng/bó. Hoa thanh liễu giá từ 180.000-200.000 đồng/bó.

Hoa hồng tăng giá gấp 5

Do ảnh hưởng của dịch bệnh, trước và sau Tết Nguyên đán, giá hoa tươi giảm mạnh, thậm chí nhiều nơi phải cắt bỏ vứt đầy đồng bởi không có thương lái thu mua. Song, càng gần ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, thị trường hoa tươi càng đắt khách, giá hoa  tăng mạnh. Đáng chú ý, giá hoa hồng những ngày này tăng gấp 5-6 lần so với trước. Đơn cử, hồng cành ngắn có giá 120.000 đồng/bó (50 bông), hồng cành dài giá 200.000-250.000 đồng/bó (50 bông).

Theo các nhà vườn trồng hoa ở Tây Tựu (Hà Nội), lượng hoa hồng cung ứng cho thị trường ngày 8/3 năm nay giảm mạnh so với mọi năm, trong khi lượng tiêu thụ lại tăng, kéo giá hoa hồng tăng phi mã.

Không chỉ hoa hồng, giá các loại hoa khác như cúc, ly, đồng tiền,... cũng tăng 30-50% so với thời điểm trước Tết Nguyên đán bởi lượng tiêu thụ tăng nhanh dịp 8/3.

Quà mạ vàng "đốn tim" phái nữ dịp 8/3

Theo VOV, thị trường 8/3 năm nay xuất hiện nhiều loại quà tặng đặc biệt khiến chị em mê mẩn. Trong đó, có nhiều sản phẩm mạ vàng rất bắt mắt. Bông hoa cài áo mạ vàng giá 1,5 triệu đồng/chiếc, "bông hồng thủy tinh" mạ vàng giá từ 2,5-3,5 triệu đồng... là những sản phẩm đắt khách. Đặc biệt, dịp 8/3 năm nay xuất hiện bông hồng bằng vàng 24 nguyên khối, giá tới 330 triệu đồng. Ngoài ra, tượng cô gái bên hoa sen được đúc bằng đồng mạ vàng có giá từ 5,5-6,5 triệu đồng hay chậu hoa phong lan mạ vàng, giá từ 12 triệu đồng cũng thu hút khách.

{keywords}
Nhiều sản phẩm độc đáo trong dịp mùng 8/3 năm nay.

Ngoài những món quà mạ vàng, combo túi xách tay công sở và ví cầm tay, combo hoa hồng sáp thơm hay trang sức là những món quà mà nhiều phụ nữ muốn sở hữu.

Tuy nhiên, hầu hết chị em đều thích được tặng hoa vào dịp 8/3. Thị trường 8/3 năm nay còn xuất hiện cả những bó hoa kết hợp với rau, củ, quả khiến phái nữ thích thú.

Trái cây dội chợ giá rẻ hơn rau

Trái cây giá rẻ chỉ vài nghìn đồng 1 kg không phải là chuyện hiếm, song dịp này, các loại hoa quả giá rẻ hơn rau đồng loạt dội chợ.

Tại các khu chợ dân sinh, các loại trái cây Việt Nam như: cam sành, xoài, ổi,... được bày bán chất đống, còn trên các tuyến phố Hà Nội, xe ô tô tải chở những loại trái cây này cũng đứng dày đặc ở ven đường, trên vỉa hè. Cam sành Hà Giang giá chỉ 6.000-10.000 đồng/kg; ổi Hải Dương giá 5.000-6.000 đồng/kg, xoài hạt lép hay xoài ngọt giá 8.000-11.000 đồng/kg.

Quả sung trước rụng bỏ đi, nay giá đắt đỏ

Quả sung nếp từ lâu đã được coi là loại sung thơm nhất, ăn ngon nhất. Bởi đây là những quả sung to giòn, thích hợp muối mặn, muối chua hoặc thái ra muối xổi. Không chỉ được sử dụng làm thực phẩm, sung nếp còn được dùng làm thuốc chữa bệnh.

{keywords}
Sung khô đắt gấp 6-10 lần sung tươi.

Chúng được bán tại các chợ quê hay chợ cóc thành phố, giá từ 25.000-30.000 đồng/kg. Thậm chí, chúng thường bị vứt đi.

Thế nhưng, gần đây, quả sung nếp được nhiều người dân sấy khô, sau đó rao bán trên chợ mạng với giá 190.000-200.000 đồng/kg.

Xoài Kiên Giang rớt giá thê thảm

Nông dân trồng xoài trên địa bàn huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang đang bước vào mùa thu hoạch xoài. Những tưởng sẽ có vụ mùa bội thu trúng giá như các năm trước nhưng mức giá giảm mạnh khiến nhiều nông dân trồng xoài cát Hòa Lộc lao đao vì lỗ nặng.

Theo phản ánh của Báo Lao Động, hiện xoài cát Hoà Lộc có giá từ 18.000-20.000 đồng/kg đối với xoài xô; xoài nhất loại 750 gram đến 1kg/trái giá từ 38.000-40.000 đồng/kg. Mức giá này giảm 3 lần so với thời điểm trước Tết Nguyên đán, thấp kỷ lục so với những năm trước đây.

Theo nhiều hộ dân, nguyên nhân khiến giá xoài giảm mạnh là do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 kéo dài. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là cung ứng cho các chợ đầu mối hay các siêu thị nhưng sức mua không nhiều, dẫn đến cung vượt cầu.

Đưa nông sản lên mạng thay điểm giải cứu vỉa hè

Tại những vùng chuyên canh lớn ở miền Bắc nước ta khi dịch Covid-19 một lần nữa xảy ra, nông sản ế ẩm, bỏ thối đầy đồng. Hàng trăm tấn nông sản ùn ứ ở Hải Dương, hàng vạn tấn cam tại Hà Giang bế tắc đầu ra và dần thối hỏng, củ cải tại Mê Linh (Hà Nội) phải đổ xuống sông, nông dân Nam Định bán 1.000 đồng 3kg cà chua,...

{keywords}
Các gian hàng bán nông sản của nông dân Hải Dương đã được mở trên sàn thương mại điện tử Vỏ Sò.

Trước tình cảnh này, nhiều trang thương mại điện tử đang vào cuộc để chuyển nông sản tươi sống đến với người tiêu dùng, không chỉ hàng từ Hải Dương mà tất cả đặc sản mọi vùng miền sẽ có mặt ngày càng nhiều trên chợ mạng. Những gian hàng trên mạng sẽ là hướng mở cho nông sản không chỉ giải cứu trước mắt mà là hướng đi lâu dài bền vững.

Khách sạn phố cổ đồng loạt 'đại hạ giá' thuê

Không thuộc phạm vi hàng quán phải đóng cửa phòng dịch theo yêu cầu của UBND TP. Hà Nội, loạt cửa hàng phố cổ vẫn cửa đóng then cài. Con phố trung tâm sầm uất, mặt tiền đắt đỏ nay đìu hiu, vắng vẻ.

Nhiều cửa hàng, khách sạn bỏ không. Chủ nhà nhiều lần giảm giá thuê vẫn không có khách. Nhiều khách sạn giảm giá tới 70%, cho thuê theo giờ. Giá thuê nguyên đêm có khách sạn chưa tới 200.000 đồng nhưng vẫn vắng khách.

Hạnh Nguyên (Tổng hợp)