Trong khi cả thế giới đang dồn hết sự chú ý vào sự kiện bầu cử giữa kỳ ở Mỹ, quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên lại xuất hiện nhiều dấu hiệu tiêu cực.
Biểu tình khắp nước Mỹ phản đối ông Trump
Rộ tranh cãi về đoạn video bị Nhà Trắng chỉnh sửa
Hôm 8/11, Bình Nhưỡng nói đã hoãn lại cuộc gặp cấp cao giữa quan chức Triều Tiên và quan chức Mỹ, dự kiến diễn ra cuối tuần này.
Phát biểu tại một phiên họp của Quốc hội Hàn Quốc, Ngoại trưởng Kang Kyung-wha nói đã tham vấn phía Mỹ về vấn đề này, theo tin của Yonhap.
Triều Tiên hứa hẹn đóng cửa cơ sở nghiên cứu hạt nhân Yongbyon Ảnh: UPI |
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trước đó đã lên kế hoạch gặp gỡ ông Kim Yong-chol, trợ lý thân cận của chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un vào ngày 8/11 (giờ Mỹ).
Nhưng Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo cuộc gặp này sẽ diễn ra vào “một ngày nào đó” chưa xác định, giải thích rằng đây là vấn đề trong chuyện sắp xếp lịch làm việc. Trả lời các nghị sỹ, Ngoại trưởng Kang nói: “Phía Mỹ giải thích rằng họ nhận được thông báo từ Triều Tiên rằng Bình Nhưỡng hoãn cuộc gặp”.
Trước thông báo đầy bất ngờ từ phía Mỹ, Stephen Biegun, đại diện đặc biệt của chính quyền Mỹ về vấn đề Triều Tiên đã trao đổi với người đồng cấp Hàn Quốc Lee Do-hoon qua điện thoại.
Đã xuất hiện nhiều đồn đoán về chuyện hoãn lại cuộc gặp cấp cao Mỹ-Triều.
Ví dụ, Bình Nhưỡng bị cho là chưa sẵn sàng chấp nhận những đòi hỏi mới của Washington về chuyện phi hạt nhân hóa, bao gồm việc lập danh sách các loại vũ khí hạt nhân và những cơ sở có liên quan.
Một số tờ báo cho rằng có khả năng Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bác bỏ một yêu cầu từ phía ông Kim Yong-chol, muốn gặp riêng ông chủ Nhà Trắng.
Một nguồn thạo tin nói với đài CNN rằng, Bình Nhưỡng hủy bỏ cuộc gặp bởi họ cảm thấy đàm phán ở cấp quan chức thừa hành, dù là qua đại diện đặc biệt của Mỹ về Triều Tiên là ông Stephen E. Biegun, hay ngay cả Ngoại trưởng Pompeo.
Một số quan chức quân sự và ngoại giao Mỹ nói đôi bên đang ở thế đối đầu bế tắc, chờ đối phương xuống nước trước và Triều Tiên đang tỏ ra thực sự giận dữ về chuyện Mỹ từ chối gỡ bỏ các lệnh trừng phạt.
Cựu quan chức Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Bruce Klingner, chuyên trách bán đảo Triều Tiên, dẫn ra một loạt các sự kiện, cho thấy Mỹ và Triều Tiên vẫn còn rất nhiều bất đồng: Triều Tiên gần đây đe dọa tái khởi động “xây dựng lực lượng hạt nhân” nếu Mỹ không nới lỏng các lệnh trừng phạt, Bình Nhưỡng vẫn chưa chịu đại diện đặc biệt của Mỹ là ông Stephen Biegun, và hai nước vẫn chưa thống nhất về nội hàm của khái niệm “phi hạt nhân hóa”, 5 tháng sau cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Singapore.
“Rõ ràng Mỹ và Triều Tiên còn cách nhau rất xa”, ông Klinger nói.
Hôm 2/11, Thông tấn xã Triều Tiên KCNA nói: “Chúng tôi đã cung cấp mọi thứ có thể cho phía Mỹ, bằng các biện pháp chủ động và thiện chí và những gì cần làm còn lại là những hành động đáp lễ từ phía Mỹ. Trừ khi có hành động đáp lại (từ phía Mỹ, CHDCND Triều Tiên sẽ không nhúc nhích dù chỉ 1mm, dù cho việc này có khiến chúng tôi phải trả giá cỡ nào”.
Tuy nhiên, mặc dù Triều Tiên tuyên bố họ đã có những bước đi trong việc giải trừ hạt nhân, một số chuyên gia phương Tây nói những động thái này có thể dễ dàng đảo ngược. Ví dụ, Bình Nhưỡng cho đóng cửa một cơ sở thử nghiệm động cơ tên lửa, phá hủy lối vào dẫn tới khu thử hạt nhân, hứa hẹn đóng cửa cơ sở hạt nhân Yongbyon, được cho là địa điểm sản xuất vật liệu phân hạch dùng cho vũ khí hạt nhân. Một số chuyên gia Mỹ nói tất cả những việc này có thể đảo ngược khá dễ dàng.
Theo TienPhong
Ngoại trưởng Mỹ tới Triều Tiên trong chớp nhoáng
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã tới Bình Nhưỡng vào hôm 7/10 và có cuộc gặp với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un để thảo luận về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Tiết lộ kế hoạch phá bế tắc Mỹ - Triều
Hàn Quốc đề nghị Mỹ hoãn kiểm kê vũ khí hạt nhân Triều Tiên và chấp nhận đóng cửa một cơ sở hạt nhân chủ chốt của Bình Nhưỡng như một bước tiến tiếp theo trong đàm phán.
Tuyên bố thẳng thừng của Triều Tiên về giải trừ vũ khí
Ngoại trưởng Triều Tiên cảnh báo "không đời nào" đất nước ông giải trừ vũ khí trong khi Mỹ tiếp tục áp đặt cấm vận.