Ngày 7/10/2001, Mỹ chính thức phát động chiến dịch Tự do bất tận nhằm tiêu diệt tổ chức khủng bố al Qaeda và lực lượng chứa chấp al Qaeda là tổ chức Taliban đang cầm quyền ở Afghanistan.

Hai lực lượng này có điểm yếu chung là trang bị kỹ thuật kém, lực lượng phòng không yếu, không có hệ thống chỉ huy - thông tin liên lạc- trinh sát bằng khí tài (hoặc có nhưng dễ bị tổn thương), khó có thể tiến hành cuộc chiến lâu dài trong điều kiện phương tiện vật chất và dự trữ hết sức hạn chế. Tuy nhiên, họ lại tinh thông chiến thuật chiến tranh du kích và hiểu biết tường tận điều kiện chiến trường.

Trong bối cảnh đó, quân đội Mỹ đã sử dụng một chiến thuật hoàn toàn mới: kết hợp không kích với sử dụng lực lượng đặc nhiệm (LLĐN) và tiến hành các hoạt động “dân vận”.

Không quân là lực lượng chủ yếu

Mỹ đã sử dụng mạng sân bay ở Pakistan, Ấn Độ, Turkmenistan, Uzbekistan và các tàu sân bay ở vùng biển Ả-rập. Ngoài không quân chiến thuật và không quân trên hạm, còn sử dụng cả máy bay ném bom chiến lược B-52G mà ngoài lượng bom mang theo, còn có khả năng mang tên lửa hành trình AGM-86C lắp đầu đạn nổ-phá; máy bay B-1, máy bay tàng hình B-2 mang bom điều khiển JDAM; máy bay tầm thấp AC-130 và máy bay không người lái Predator.

{keywords}
Máy bay ném bom chiến lược B-52G. Ảnh: Wikipedia

Chiến dịch quân sự này cũng không vắng mặt những loại vũ khí công nghệ cao như tên lửa hành trình Tomahawk BGM-109C Block2 và Block3, bom xuyên GBU-28. Phương tiện mang tên lửa hành trình là tàu ngầm nguyên tử đa năng kiểu Los Angeles, tàu tuần dương Tikanderoga và Virginia, tàu khu trục Orli Berk và Spruance...

Tác chiến trên bộ, nòng cốt là LLĐN

Ngày 25/9/2001, khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld ký lệnh phối hợp các đơn vị LLĐN trong hoạt động ở Trung Á thì trên thực tế, trước đó, ngày 21/9, đã có cuộc đụng độ giữa các đội tuần tiễu của lực lượng này với quân Taliban ở gần Kabul.

LLĐN Mỹ thường hành động bí mật, cố tránh đụng độ hoặc nhanh chóng thoát ra khỏi các cuộc đụng độ. Trước lúc LLĐN tiến vào lãnh thổ đối phương, quân Mỹ đã tập kết các đơn vị bảo đảm, gồm Cụm chiến thuật đặc biệt số 720 của không quân và Cụm không quân tác chiến đặc biệt số 160 của lục quân tại các khu vực sẽ tác chiến.

Nhiệm vụ của các đơn vị này là tổ chức các điểm đặt căn cứ, tổ chức sở chỉ huy cơ động đường không, triển khai lực lượng và phương tiện để tiến hành các hoạt động tìm cứu (thiếu đảm bảo này, các phi công Mỹ không bay trên lãnh thổ đối phương) và tung các tốp trinh sát thám báo vào hậu phương đối phương.

Bắt đầu từ ngày 21/9, quân Mỹ tổ chức các trạm căn cứ không quân tiền tiêu của LLĐN ở Kvett, Pakistan và ở sân bay của các nước SNG Trung Á. Tất cả các phân đội LLĐN đều đổ bộ xuống lãnh thổ đối phương bằng dù hoặc bằng phương tiện đổ bộ. Do đối phương không có lực lượng phòng không và hệ thống trinh sát bầu trời, việc đổ bộ được tiến hành từ độ cao 12.000 m; điểm tiếp đất đôi khi cách điểm thả dù đến 40 km.

Vai trò quyết định thắng lợi của LLĐN là không quân của nó. Máy bay vận tải C-130 hoạt động cùng với máy bay yểm trợ AC-130U được trang bị các loại pháo ngắm bắn bằng hệ thống máy tính (trong đó có pháo lựu 105 mm); máy bay vận tải MC-130E có khả năng bay trong mọi thời tiết cùng máy bay tác chiến điện tử EC-130E; trực thăng MH-53, MH-60 và MH-47 dùng để chuyên chở và đảm bảo mọi mặt cho hoạt động tác chiến, có khả năng thực hiện nhiệm vụ cả ngày lẫn đêm, trong mọi điều kiện thời tiết.

Nhờ hệ thống radar và vô tuyến truyền hình, các kíp lái thực sự không cảm thấy khác biệt giữa bay ngày và bay đêm; vũ khí được sử dụng từ cự ly thậm chí trực thăng tấn công không nhìn thấy và không nghe thấy mục tiêu. 

Trước khi hành động, các đơn vị LLĐN giải quyết nhiệm vụ trinh sát thông qua sử dụng máy bay trinh sát không người lái Predator và Global Hawk. Các máy bay này xuất phát từ các căn cứ cách mục tiêu trinh sát tới 1.000 km, nên Mỹ đã chuẩn bị các điểm đỗ cho chúng ở Pakistan và Uzbekistan.

Hoạt động “dân vận”

Song song với các cuộc không kích vào thủ đô Kabul, các thành phố lớn và các căn cứ quan trọng khác của Taliban và al Qaeda, máy bay Mỹ đã thả hàng “cứu trợ nhân đạo” xuống khắp Afghanistan. Các đơn vị “dân vận” hoạt động theo phương pháp “cây gậy và củ cà rốt”.

Một mặt, họ đảm bảo an toàn cho quân Mỹ, mặt khác – tiếp xúc với cư dân và chính quyền địa phương, hỗ trợ đảm bảo điện năng, đào giếng, tổ chức dịch vụ y tế, gỡ mìn... Ngoài ra, phối hợp với các đại đội tâm lý chiến, các đơn vị “dân vận” tổ chức phát thanh và truyền hình cho cư dân theo hướng có lợi cho Mỹ, cô lập Taliban. Hoạt động này đã gây những khó khăn đáng kể cho phía Taliban.

Như vậy, trong cuộc chiến Afghanistan, quân đội Mỹ đã thực hành tác chiến với một chiến thuật mới; ưu thế của họ hơn hẳn so với đối phương. Tuy nhiên, theo đánh giá chung, chiến trường Afghanistan không phải là nơi kiểm nghiệm thực tế mọi ý đồ chiến thuật này.

Nguyên Phong

Những con số đáng lo ngại từ cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ

Những con số đáng lo ngại từ cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ

Vụ tấn công khủng bố do al-Qaeda tiến hành ngày 11/9/2001 nhằm vào nước Mỹ đã làm gần 3.000 người thiệt mạng và hàng nghìn người khác bị thương.

Afghanistan thay đổi thế nào 20 năm qua?

Afghanistan thay đổi thế nào 20 năm qua?

Afghanistan đã có nhiều thay đổi trong 20 năm qua, sau khi Mỹ tấn công và lật đổ chế độ Taliban năm 2001.