Bộ Quốc phòng Đức gây sửng sốt khi tiết lộ, phần lớn các khí tài quân sự mới mua của nước này đều dính lỗi và không phù hợp để đưa vào hoạt động.
Ngày này năm xưa: Kích nổ quả bom H đầu tiên trên thế giới
Thế giới 24h: Thảm kịch rơi máy bay Indonesia đã được báo trước?
Phát biểu sốc của công tố viên Thổ về vụ nhà báo Khashoggi
Phát hiện tín hiệu nghi từ hộp đen máy bay Indonesia
Theo RT, sau một cuộc điều tra của Quốc hội, Bộ Quốc phòng Đức thú nhận, chỉ có 38 trong tổng số 95 trang thiết bị quân sự mới cấp cho các lực lượng vũ trang nước này trong năm 2017 có thể hoạt động đầy đủ chức năng.
Điều này đồng nghĩa, tỉ lệ khí tài quân sự mới, phù hợp cho các hoạt động của quân đội Đức hiện chỉ đạt khoảng 39%. Nhà chức trách Đức hy vọng có thể nâng tỉ lệ này lên 70%.
Binh sĩ Đức diễn tập cùng một chiếc xe IFV Puma. Ảnh: Reuters |
Số phận của mẫu xe chiến đấu bộ binh (IFV) Puma tối tân và máy bay vận tải quân sự Airbus A400M khiến quân đội Đức lo ngại nhất. Là sản phẩm do công ty Đức Kraus Maffei-Wegmann (KMW) phối hợp với tập đoàn Rheinmetall sản xuất, xe Puma nặng 43 tấn được cho là một trong những loại IFV bảo vệ tốt nhất thế giới với tỉ lệ hỏa lực/trọng lượng cao.
Tuy nhiên, theo Bộ Quốc phòng Đức, chỉ có 27 trong tổng số 71 chiếc IFV chuyển giao cho quân đội năm ngoái sẵn sàng chiến đấu.
Máy bay vận tải quân sự Airbus A400M của Không quân Đức. Ảnh: Reuters |
Airbus từng mô tả A400M là "mẫu máy bay vận tải quân sự tân tiến nhất, đã được chứng minh và cấp giấy phép, tích hợp các công nghệ tối tân của thế kỷ 21 nhằm đáp ứng những nhu cầu hiện tại và sắp tới của các lực lượng vũ trang". Song, thực tế, trong 8 chiếc máy bay A400M hãng bàn giao cho quân đội Đức chỉ có một chiếc sẵn sàng làm nhiệm vụ.
Báo cáo của Bộ Quốc phòng Đức tiết lộ thêm, chỉ có 2 trong 9 chiếc trực thăng chiến đấu Tiger hiện đủ khả năng đảm nhiệm các sứ mệnh. Tỉ lệ sẵn sàng làm nhiệm vụ ở nhóm trực thăng vận tải NH90 mới mua có nhỉnh hơn đôi chút, nhưng cũng chỉ đạt 4/7.
Đối với lô 4 tiêm kích Eurofighter mua năm 2017, chỉ có một trong số chúng đã được điều động tham chiến. Quân đội Đức phải gửi trả 3 chiếc còn lại cho các nhà sản xuất để tái điều chỉnh hệ thống máy tính chủ chốt trang bị trên máy bay.
Nhiều nhà lập pháp Đức đã lên tiếng chỉ trích thực trạng trên. Hạ nghị sĩ Matthias Hoehn thuộc Đảng Cánh tả cáo buộc Bộ trưởng Quốc phòng Ursula von der Leyen đã để ngành công nghiệp quốc phòng "đốt" hàng tỉ USD đóng thuế của người dân vào những khí tài quân sự vô dụng. Chính khách này khẳng định điều đó là "không thể chấp nhận được".
Dù sở hữu trong tay quân đội thuộc hàng lớn mạnh nhất khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), Đức đã phải đối mặt với hàng loạt vấn đề trang thiết bị quân sự, từ máy bay chiến đấu không thể cất cánh, xe tăng dính lỗi đến các tàu chiến không đủ điều kiện hoạt động tốt trên biển.
Hồi cuối tháng 9 vừa qua, Hải quân Đức cũng phải nhận tin buồn về việc tàu khu trục mới nhất của lực lượng này, đáng lẽ phải đưa vào hoạt động từ năm 2014, lại phải tiếp tục hoãn ngày hạ thủy tới năm 2019, do gặp trục trặc kỹ thuật và đội giá chế tạo. Điều này làm dấy lên lo ngại, tàu sẽ trở nên lỗi thời khi chính thức bắt đầu được biên chế hoạt động.
Tuấn Anh
Tàu sân bay duy nhất của Nga gặp nạn bất ngờ
Tàu sân bay duy nhất của Nga, có tên là "Đô đốc Kuznetsov", bị hư hỏng nặng sau khi gặp nạn bất ngờ trong lúc neo đậu tại xưởng sửa chữa tàu.
Xem tiêm kích Nga lộn nhào, trổ tài né tên lửa
Các phi công lái máy bay chiến đấu của Nga đã có màn phô diễn tuyệt kỹ né tên lửa tấn công đáng kinh ngạc trong các cuộc tập trận đang diễn ra ở miền nam nước này.
Mỹ lộ cảnh điều quân bí mật qua CH Séc, Slovakia
Quân đội Mỹ vừa vô tình để lộ quá trình điều chuyển binh lính và xe bọc thép bí mật qua CH Séc và Slovakia.
Tuyệt chiêu giúp Mỹ thâu tóm hàng chục chiến cơ Liên Xô
Mỹ đã dùng tuyệt chiêu để thâu tóm hàng chục chiếc tiêm kích MiG-29 do Liên Xô phát triển từ một nước từng là thành viên của khối.
Ảnh màu hiếm có về các vụ thử hạt nhân của Mỹ
Mỹ thử vũ khí hạt nhân lần đầu tiên vào ngày 16/7/1945 và duy trì các hoạt động thử nghiệm kiểu này cho mãi tới năm 1963.