Một quán ăn ở quận Đống Đa, Hà Nội nằm sâu trong hẻm, không biển chỉ dẫn nhưng có những ngày phải từ chối hàng trăm khách vì quá tải.

Anh Doãn Hạnh Nguyên, chủ quán cho biết đã cố cơi nới căn nhà để thêm khoảng 100 chỗ ngồi nhưng vẫn không đủ. Hiện tại, quán có sức chứa gần 200 người cùng lúc nhưng thường xuyên phải từ chối khách, đặc biệt những ngày trong tuần.

Anh cho biết, mỗi ngày có khoảng 600-700 đợt khách tới ăn, tập trung vào buổi tối nên gần một nửa không có chỗ ngồi. Do đó, nhân viên phải từ chối khéo, hẹn vào ngày hôm sau. Khách đến ăn được khuyến khích nên đặt lịch trước. 

Quán được cải tạo từ một biệt thự cũ 2 tầng kiến trúc Pháp. Mặt bằng 250 m2 nhưng diện tích bên trong nhà chỉ khoảng 100 m2. Để tận dụng tối đa khoảng không, chủ quán cơi nới thêm tầng 3 và các lán nhỏ ngoài trời.  “Ý tưởng ban đầu là mở quán mang phong cách thôn quê, dân dã. 

{keywords}

Sau khi cải tạo sân xi măng làm ao bèo, tầng 1 bị thu hẹp dần nên tôi quyết định thiết kế thêm các lán ở tầng trên để đặt bàn ăn”, anh Nguyên nói. Việc thiết kế quán ăn theo phong cách riêng kéo theo hạn chế chỗ ngồi nếu trời nắng quá to hoặc mưa kéo dài. Theo chủ quán, bí quyết để thu hút khách hàng chính là tạo không gian khác lạ. Vì thế, anh chấp nhận mất 20-30% lượng khách phải ra về để tạo điểm nhấn cho cách kinh doanh trên. Anh 

Nguyên bật mí, chi phí cải tạo quán ăn khoảng 600 triệu đồng. Đây được coi là số vốn tiết kiệm nhất có thể bởi 80% đồ dùng đều được tận dụng từ đồ cũ. "Bàn, ghế, lán cho đến tủ bar,... đều được làm từ đồ bỏ đi của các nhà máy gỗ ở Ninh Bình và Hà Nội. Vì vậy, tôi chỉ mất phí vận chuyển, công đóng đồ, tiết kiệm được khoảng 200 triệu đồng", anh cho hay.

Quán được trang trí bởi thác nước nhân tạo đổ xuống từ tầng 3, kết hợp chậu cây và bình hoa tươi. Mặt ao được trải kín cánh hoa hồng, sen và bèo. Theo anh Thuân, quản lý, chi phí mua hoa mỗi ngày lên tới hơn 1,5 triệu đồng chưa kể 2 nhân công thu dọn vào cuối ngày. Tuy nhiên, nếu không có những điểm nhấn trên, quán không thể thu hút khách hàng.

Ngoài không gian riêng, quán còn thu hút khách bởi món ăn có nguyên liệu hoàn toàn từ tự nhiên như ếch, tôm, cua, châu chấu... đều được anh bao tiêu từ những người săn bắt ở các tỉnh quanh Hà Nội. Vì thế, các món ăn và rau chỉ có theo mùa. Thực đơn cũng thay đổi thường xuyên.

Chị Nguyễn Thị Phương Dung (Đống Đa, Hà Nội) cùng nhóm bạn từng phải ra về khi quán ăn không đủ chỗ ngồi. Chị cho biết: "Một người đồng nghiệp giới thiệu nên tôi rủ cả nhóm bạn đến ăn thử. Chúng tôi đến vào thứ 3 vì cho rằng đầu tuần các quán ăn thường vắng khách. Tuy nhiên, khi đến nơi, quán thông báo không thể bố trí được chỗ ngồi vì đã hết bàn. Theo nhân viên, tình trạng này xảy ra thường xuyên, khách nên đặt bàn trước trong lần đi ăn sau", chị cho hay. 

{keywords}

Anh Lê Sơn (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng nói, anh thích không gian quán này bởi cảm giác thoải mái và không khí trong lành như ở quê. Vì thế, dù phải thay đổi lịch đến lần thứ hai mới đặt được bàn ăn tổ chức sinh nhật anh vẫn cảm thấy hài lòng.  

"Để tìm được quán ăn có cây dừa, dây leo, ao cá và thưởng thức quán ăn đồng quê giữa lòng Hà Nội thật không dễ. Tôi không bình phẩm về món ăn nhưng tôi đánh giá cao về cách thiết kế không gian quán vừa lạ, vừa quen", khách hàng này chia sẻ.  

"Tuy nhiên, việc kết hợp không gian ao bèo và thác nước khiến không gian tầng 1 luôn ẩm ướt, chỉ thích hợp cho mùa hè và khá lạnh lẽo vào mùa đông. 

Bên cạnh đó, nhiều đồ vật bằng sắt, gỗ, tre... dễ hỏng, kéo theo chi phí không hề nhỏ", anh Hoàng Việt, một khách hàng trong ngành kiến trúc cho hay.  Hiện tại, với lượng khách lên tới hàng trăm người, quán này phải thuê 3 nơi để xe. 

Những ngày cuối tuần, những khách đi ôtô phải gửi xe bên ngoài. Hiện tại, quán ăn có tới 70 nhân viên làm việc, đượcc chia làm 2 ca.  Chủ quán trên cho biết, quán vẫn đang trong quá trình cải thiện tuy nhiên khó có thể tăng được sức chứa. 

Vì vậy, trong năm tới, anh sẽ mở thêm một quán ăn theo mô hình này ở Hà Nội để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. 

(Theo Zing)