Chính phủ vừa có báo cáo về thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn lĩnh vực ngân hàng từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV. Đáng chú ý, thông qua 2 cơ chế mới về xử lý nợ xấu và điều hành tỷ giá, Việt Nam đã tạo nên những kỷ lục chưa từng có về xử lý nợ xấu và tăng dự trữ ngoại hối.

Gần 10 tỷ USD nợ xấu được thế chấp bằng bất động sản

Xử lý nợ xấu theo NQ 42: Lộ diện nợ 'khủng' của các đại gia

Phá băng nợ xấu, tăng 'kho' ngoại tệ

Báo cáo cho hay: Nợ xấu tiếp tục được kiểm soát và duy trì ở mức dưới 3%. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng toàn hệ thống các tổ chức tín dụng cuối tháng 7/2018 là 2,13% (thấp hơn mức 2,46% năm 2016 và 2,55% năm 2015).

Từ năm 2012 đến cuối tháng 7/2018, toàn hệ thống xử lý được 794 nghìn tỷ đồng nợ xấu, trong đó chủ yếu do tổ chức tín dụng tự xử lý (chiếm 62%) và bán nợ cho các tổ chức, cá nhân (bao gồm cả VAMC) chiếm 38%.  

{keywords}
Nợ xấu đã được xử lý.

Nợ xấu được xử lý năm 2012 là 74 nghìn tỷ đồng. Đến năm 2015 là trên 186 nghìn tỷ đồng; năm 2017 là 144 nghìn tỷ đồng.

Bên cạnh kết quả tích cực trong xử lý nợ xấu nói chung, báo cáo cho biết xử lý nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 cũng đạt được kết quả bước đầu. Từ 15/8/2017 đến 31/7/2018, tổng nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 của toàn hệ thống tổ chức tín dụng được xử lý đạt 141 nghìn tỷ đồng.

Về xử lý tình trạng sở hữu chéo, báo cáo cho biết: Kết quả đến 30/6/2018, các tổ chức tín dụng đã cơ bản xử lý khắc phục được một số vi phạm sở hữu cổ phần, sở hữu chéo.

Cụ thể, số cặp tổ chức tín dụng sở hữu chéo trực tiếp lẫn nhau đã giảm từ 7 cặp trong năm 2012 xuống còn 1 cặp; Sở hữu cổ phần trực tiếp lẫn nhau giữa ngân hàng và doanh nghiệp giảm, đến tháng 6/2018 còn tại 2 ngân hàng thương mại cổ phần với 2 cặp sở hữu cổ phần lẫn nhau (tại thời điểm tháng 6/2012 có 56 cặp).

Đặc biệt, đề cập đến việc quản lý ngoại tệ, báo cáo cho biết: Kể từ khi áp dụng cơ chế tỷ giá trung tâm từ 04/01/2016 góp phần nâng cao vị thế của đồng Việt Nam, khuyến khích người dân có ngoại tệ bán cho hệ thống ngân hàng, tạo nguồn cung tăng dự trữ ngoại hối nhà nước.

Từ đầu năm 2018 đến 14/9/2018, NHNN đã mua được lượng lớn ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối nhà nước, đưa dự trữ ngoại hối lên mức khoảng 60 tỷ USD.

Việc xử lý các ngân hàng yếu kém, báo cáo cho biết: Các ngân hàng này đến nay mặc dù vẫn còn nhiều tồn tại, khó khăn nhưng đã đạt được một số kết quả bước đầu.

Đó là bộ máy quản trị, kiểm soát, điều hành được thay đổi, kiện toàn và củng cố một bước; thanh khoản được cải thiện, đẩy lùi nguy cơ đổ vỡ ngoài tầm kiểm soát và rủi ro đối với hệ thống ngân hàng; lỗ kinh doanh có xu hướng giảm dần; tập trung phân loại và xử lý thu hồi được một phần nợ xấu.

Hiện nay, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ, NHNN đang khẩn trương triển khai, chỉ đạo các đơn vị liên quan để xây dựng phương án cơ cấu lại từng ngân hàng thương mại mua bắt buộc và Ngân hàng Đông Á theo quy định.

{keywords}
Ngân hàng Nhà nước đã mua lại nhiều ngân hàng yếu kém với giá 0 đồng.

Tăng vốn cho ngân hàng

Đối với điều hành chính sách tiền tệ, báo cáo của Chính phủ cho rằng: Điều hành chính sách tiền tệ trong thời gian tới tiếp tục đối mặt với các khó khăn thách thức như: giá các hàng hóa quan trọng, thiết yếu trên thị trường thế giới (đặc biệt là giá nhiên liệu, lương thực thực phẩm... ) biến động, có thể làm tăng áp lực lạm phát trong nước.

Ngoài ra, kinh tế vĩ mô, tiền tệ trong nước có thể chịu áp lực từ những diễn biến khó lường từ thị trường thế giới như xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ của các nước, tăng trưởng kinh tế thế giới được dự đoán bắt đầu xu hướng giảm tốc, dòng vốn tiếp tục dịch chuyển khỏi các thị trường mới nổi, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang... ).

Trước những biến động phức tạp của nền kinh tế thế giới có thể gây tác động khó lường đến tình hình tài chính - tiền tệ trong nước, báo cáo do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành theo dõi sát sao diễn biến; phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước chủ động chuẩn bị các phương án để kịp thời ứng phó, nhằm đảm bảo mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.

Liên quan công tác tái cơ cấu, xử lý nợ xấu, báo cáo cho rằng: Việc thực hiện cơ cấu lại đối với các ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước gặp khó khăn về vốn trong khi đó nguồn lực Nhà nước có thể được sử dụng để tăng vốn cho các ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước cũng hết sức hạn chế. 

Để thực hiện việc tăng vốn cho các ngân hàng thương mại nhà nước, báo cáo đề nghị cho phép sử dụng ngân sách nhà nước để tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại nhà nước (ngoại trừ các ngân hàng thương mại mua bắt buộc) và đưa nhu cầu bổ sung vốn cho các ngân hàng thương mại nhà nước vào danh mục đầu tư công trung hạn...

Bên cạnh đó, báo cáo đánh giá: Việc triển khai Nghị quyết 42 trong thực tiễn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là liên quan đến công tác thu giữ tài sản bảo đảm, hoạt động thi hành án dân sự, giải quyết tranh chấp tại tòa án liên quan đến xử lý nợ xấu; các vụ việc xử lý nợ xấu thông qua thủ tục rút gọn tại Toà án còn rất hạn chế.

Lương Bằng

Thông mạch tái cơ cấu: Đừng mặc ngân hàng xoay xở nợ xấu

Thông mạch tái cơ cấu: Đừng mặc ngân hàng xoay xở nợ xấu

Hàng loạt các giải pháp được kỳ vọng giúp thúc đẩy phát triển kinh tế tăng trưởng trong thời gian tới. Tuy nhiên, điểm nghẽn về nợ xấu, qua đó khiến chi phí tăng cao sẽ kìm hãm kinh tế phát triển bền vững.

Nợ xấu ngân hàng và 12 dự án thua lỗ ngàn tỷ

Nợ xấu ngân hàng và 12 dự án thua lỗ ngàn tỷ

Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TIS - UpCom), theo báo cáo tài chính hợp nhất quí 4-2016 đã được kiểm toán, hiện có tổng nợ vay và nợ thuê tài chính là 6.078 tỉ đồng trong đó gần một nửa là nợ vay ngắn hạn. 

Trăm ngàn tỷ nợ xấu: Đi tù không sợ bằng 'chết chìm'

Trăm ngàn tỷ nợ xấu: Đi tù không sợ bằng 'chết chìm'

Hàng trăm ngàn tỷ đồng nợ xấu vẫn treo trên đầu, trong khi tài sản đảm bảo đang mất giá hàng ngày. Điều mà nhiều sếp lớn lo sợ là ngân hàng chết chìm, chứ không phải ngại bị soi xét sai phạm và tù tội.