Công ty kiểm toán và tư vấn nổi tiếng PwC cho biết trong một báo cáo rằng thế giới đang tiếp cận tiền mã hóa dễ hơn bằng việc sử dụng hình thức phát hành tiền mã hóa dựa trên việc bảo chứng bằng đồng USD (stablecoin).
Trong hai năm qua, đã có sự quan tâm lớn đối với Blockchain và áp dụng chúng vào các ngành công nghiệp khác nhau, từ vận tại đến thực phẩm hay kiểm soát kim cương. Cùng với đó, đã có tới 20,6 tỷ USD được huy động cho các công ty khởi nghiệp về tiền ảo.
Ứng dụng ban đầu của công nghệ Blockchain chính là Bitcoin, đồng tiền mã hóa mà Satoshi Nakamoto tạo ra để làm một loại tiền ngang hàng.
Bitcoin có tính biến động cao do sự đầu cơ. Không có một nhà nước nào đứng ra bình ổn giá trị của Bitcoin nên Bitcoin tăng từ mức dưới 1.000 USD vào đầu năm 2017 lên mức 20.000 USD vào cuối năm 2017 và giảm xuống còn 4.000 USD như hiện nay.
Sự biến động của Bitcoin khiến chúng khó trở nên thành phương tiện thanh toán. Tài sản có giá trị khó lường như Bitcoin được sử dụng để trả lương cho nhân viên, dịch vụ sẽ cực kỳ khó khăn.
Nhưng hiện nay, nhu cầu thanh toán đang gia tăng, nhu cầu thanh toán dựa trên điện thoại di động là cực kì cần thiết để thực hiện việc này cần một nền tảng giao dịch ngang hàng như Bitcoin.
Với Bitcoin không khả thi cho thanh toán nhưng stablecoin thì có thể, một đồng tiền điện tử gắn với USD hoặc tiền tệ khác, cho phép giá trị giao dịch ít biến động.
Hiện tại có 3 loại stablecoin, có ưu điểm và rủi ro riêng:
Stablecoin được bảo chứng bằng tiền mặt
Là loại stablecoin đầu tiên và phổ biến nhất hiện nay, nó được yết giá ngang bằng tiền tệ truyền thống. Ví dụ, nếu stablecoin được chốt giá với USD, thì một đồng tiền được phát hành có giá trị bằng 1 USD giữ trong tài khoản ngân hàng.
Đây là loại stablecoin dễ tạo và dễ hiểu. Nhưng việc này đòi hỏi sự tin tưởng vào tổ chức nắm giữ lượng tiền mặt thực tế.
Ví dụ như Tether cung cấp stablecoin có mức vốn hóa thị trường 1,75 tỷ USD nhưng bị nghi ngờ rằng không đủ tiền trong tài khoản ngân hàng.
Stablecoin được bảo chứng bằng tiền điện tử
Stablecoin có giá trị nhờ vào sự hỗ trợ của một tài sản khác, tài sản thế chấp đây có thể là Bitcoin hay Ether. Loại stablecoin này được khóa trong các hợp đồng thông minh. Tuy nhiên, vì tiền điện tử rất dễ biến động nên stablecoin cần sự ổn định hơn ngay cả khi tài sản thế chấp biến động.
Như MakerDao tạo ra stablecoin DAI có giá trị bằng đồng USD. Hợp đồng thông minh MakerDao cho phép người dùng gửi Ether và nhận lại DAI tương ứng với 70% giá trị Ether gửi. Nếu giá thị của Ether giảm xuống và đúng tỷ lệ này thì những người sử hữu hợp đồng thông minh được yêu cầu nạp thêm Ether hoặc sẽ bị hủy hợp đồng và đóng phí phạt.
Cơ chế này đã cho phép DAI giữ vững giá trị sau sự biến động mạnh từ năm 2017 đến năm 2018.
Stablecoin thuật toán
Loại stablecoin cuối cùng này duy trì sự ổn định bằng cách kết hợp cung cầu. Đây là một cơ chế kinh tế phức tạp. Kết quả biến động của đồng tiền này có độ “rung lắc” cao. Như đồng NuBits được tạo ra năm 2014 là một trong những stablecoin lâu nhất tồn tại. Vào tháng 3 năm nay giá trị đồng tiền này đã mất giá nhanh chóng do thuật toán không tốt.
Ngày càng nhiều tổ chức quan tâm đến stablecoin
Trong 3 năm qua, công ty thanh toán Circle đã huy động được 240 triêu USD và có tới 50 triệu USD từ Goldman Sachs. Vào tháng 9 năm 2018, Circle đa cho ra mắt USDC - một stablecoin dựa vào USD.
Cũng trong tháng 9, 15 triệu USD từ quỹ tiền điện tử a16z đã đầu tư vào MakerDao. Tất cả cho thấy lợi ích lớn mà stablecoin mang lại và cuộc đua đang diễn ra để xem ai có thể áp dụng tốt hơn.