Vậy tôi muốn LS hướng dẫn các Văn bản liên quan đến thủ tục cấp Giấy chứng sinh và khai sinh cho trường hợp của con tôi.
Vấn đề bạn Huynh Thuy vừa hỏi, Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An,Thanh Xuân, Hà Nội trả lời:
Tôi muốn làm Giấy khai sinh cho con tại nơi tạm trú (ảnh minh họa) |
Theo quy định tại Điều 8 và Điều 13 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP được sửa đổi bởi NĐ 06/2012, và Thông tư 01/2008/TT-BTP được sửa đổi bổ sung bởi TT 05/2012/TT-BTP và TT 09b/2013/TT-BTP thì việc đăng ký khai sinh cho trẻ em phải được thực hiện tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, nơi người mẹ đăng ký thường trú; trường hợp người mẹ không có nơi đăng ký thường trú, thì việc đăng ký khai sinh cho trẻ em được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người mẹ đăng ký tạm trú.Trường hợp người mẹ có nơi đăng ký thường trú, nhưng thực tế đang sinh sống, làm việc ổn định tại nơi đăng ký tạm trú, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người mẹ đăng ký tạm trú cũng có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em.
Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của người mẹ và người cha, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi trẻ em đang sinh sống trên thực tế thực hiện việc đăng ký khai sinh.
Trường hợp của bạn, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi bạn đăng ký tạm trú cho bạn có thẩm quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh cho con bạn, sau đó có trách nhiệm thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi bạn đăng ký thường trú để biết. Cột ghi chú của Sổ đăng ký khai sinh được ghi rõ “Đăng ký khai sinh theo nơi tạm trú của người mẹ”.
Nghị Định 06/2012, Điều 1 mục 4 “1. Người đi đăng ký khai sinh phải nộp Tờ khai, Giấy chứng sinh (theo mẫu quy định) và xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ của trẻ em có đăng ký kết hôn).
Thông tư 17/2012/TT-BYT, Điều 2. Thẩm quyền và thủ tục cấp, cấp lại Giấy chứng sinh.a) Trường hợp đã cấp Giấy chứng sinh mà phát hiện có nhầm lẫn khi ghi chép Giấy chứng sinh: bố, mẹ hoặc người thân thích của trẻ phải làm Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng sinh theo mẫu quy định tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này, kèm theo giấy tờ chứng minh nội dung nhầm lẫn gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã cấp Giấy chứng sinh cho trẻ lần đầu. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được các giấy tờ hợp lệ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thu hồi Giấy chứng sinh có nhầm lẫn để hủy, đơn và giấy tờ chứng minh được lưu cùng với bản lưu cũ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Giấy chứng sinh được cấp lại phải ghi rõ số, quyển số của Giấy chứng sinh cũ và đóng dấu “Cấp lại”. Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh không quá 03 ngày làm việc.