Nâng cao vai trò của phụ nữ

Phụ nữ, không còn là phái yếu như cách xã hội thường gọi mà thực sự là một lực lượng đông đảo, đóng vai trò lớn trong phát triển chính trị - kinh tế - xã hội tại Việt Nam. Trong 10 năm qua, Việt Nam đã hoàn thiện các khung pháp lý, chính sách về bình đẳng giới, góp phần hoàn thành sớm mục tiêu về tăng cường bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho phụ nữ Việt Nam. Việt Nam đứng thứ 97/144 quốc gia về tỷ lệ nữ tham gia chính trị. Tỷ lệ nữ đại biểu quốc hội đạt 27%, đặc biệt, lần đầu tiên Việt Nam có nữ Chủ tịch Quốc hội và 3 nữ Ủy viên Bộ Chính trị.

Trên thực tế, phụ nữ Việt Nam chiếm hơn 50% dân số và gần 50% lực lượng lao động xã hội, đang ngày càng tham gia sâu vào mọi hoạt động trong cộng đồng. Đặc biệt, tỷ lệ nữ làm chủ doanh nghiệp tại Việt Nam là 27,8% năm 2018, cao nhất Đông Nam Á. Điều này cho thấy chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 đã được Việt Nam ban hành và thực hiện đúng đắn với mục tiêu nâng cao nhận thức, thu hẹp khoảng cách về giới và nâng cao vị thế của phụ nữ.

{keywords}
Hình ảnh những người phụ nữ tham gia phát triển kinh tế không còn quá xa lạ đối với xã hội ngày nay

Phát huy năng lực phụ nữ bằng những sáng kiến thiết thực

Báo cáo “Kinh doanh tại Việt Nam đánh giá của doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ” do VCCI mới công bố chỉ ra, mặc dù Việt Nam có tỷ lệ phụ nữ làm chủ doanh nghiệp cao nhất Đông Nam Á song hầu hết doanh nghiệp vẫn ở quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Doanh nghiệp vừa và nhỏ do phụ nữ làm chủ gặp nhiều khó khăn liên quan đến yếu tố giới như tiếp cận nguồn vốn, thông tin, kiến thức, kỹ năng và mạng lưới kinh doanh. Tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ sẽ vừa giúp họ khai thác tiềm năng cho tăng trưởng vừa góp phần thực hiện nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ.

Do đó, để tăng cao hiệu quả đóng góp của phụ nữ đối với lĩnh vực kinh doanh cũng như những thành tựu trong xã hội, cần có sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa của tất cả các bên liên quan từ Chính phủ, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, NGOs, xã hội, gia đình. Hội liên hiệp phụ nữ các cấp và Hội nữ doanh nhân Việt Nam cũng tạo ra nhiều chương trình kết nối, tạo cơ hội và điều kiện để phụ nữ phát huy được năng lực bản thân.

Trong vài năm trở lại đây, một số doanh nghiệp lớn đã chủ động tham gia vào các hoạt động phát triển phụ nữ, có những sáng kiến mang tính chất toàn cầu áp dụng tại Việt Nam góp phần nâng cao năng lực phụ nữ trong doanh nghiệp và các hoạt động vì cộng đồng. Có thể kể đến như sáng kiến 5by20 của Coca-Cola được thực hiện tại 64 quốc gia trong đó có Việt Nam, nhằm mục đích nâng cao vị thế cho 5 triệu nữ doanh nhân đang đóng góp vào chuỗi giá trị toàn cầu của công ty, tính đến trước năm 2020. Các nhà quản lý nói trên có thể chỉ là những chị em nông dân hoặc cũng có thế là các nghệ nhân, chính nhờ sáng kiến này đã giúp họ vượt các khó khăn rào cản để tiến đến thành công.

Bước vào cách mạng 4.0, nhiều phụ nữ phải đối mặt với những khó khăn trong nâng cao trình độ, công nghệ. Nắm rõ điều này, tại Việt Nam, 5by20 được cụ thể hóa bằng chương trình E-learning với mục tiêu cung cấp kiến thức và khả năng điều hành doanh nghiệp, lập kế hoạch tài chính hoàn chỉnh để phụ nữ có thể vững tin và triển khai hoạt động kinh doanh để cải thiện kinh tế gia đình cũng như phát triển kinh tế địa phương và đóng góp cho xã hội. Qua đó, phụ nữ được nâng cao kiến thức và có thêm khả năng quản lý, tổ chức.

Mới đây, tại diễn đàn “Định vị doanh nhân nữ trong chuỗi cung ứng toàn cầu”, Coca-Cola Việt Nam cùng với Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam, Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) đã ký kết Biên bản Ghi nhớ Chương trình hợp tác nhằm hỗ trợ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tham gia chuỗi cung ứng. “Khả năng tăng trưởng hiện nay của Việt Nam qua việc tăng cường chuỗi cung ứng trong nước là 58 tỷ USD. Hội nhập toàn cầu và khu vực sâu hơn sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam tham gia nhiều hơn vào các giai đoạn khác nhau của chuỗi cung ứng toàn cầu và cũng phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn”, bà Nguyễn Thị Tuyết Minh - Chủ tịch Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam cho biết

{keywords}
 VWEC, USABC và Coca-Cola Việt Nam ký kết biên bản cho chương trình 2020 hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp nữ tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Đưa phụ nữ trở thành trung tâm, tham gia trực tiếp điều hành doanh nghiệp là nỗ lực Coca-Cola đang thực hiện tại Việt Nam. Hiện tại, có 12 EKOCENTER được Coca-Cola phối hợp xây dựng trên toàn Việt Nam. Cùng với đó là 2.368 phụ nữ được hưởng lợi từ các chương trình chia sẻ kiến thức và hỗ trợ tư vấn kinh doanh. Trong đó, EKOCENTER Đồng Tháp là mô hình doanh nghiệp xã hội đầu tiên do nữ giới điều hành có nhiều đóng góp cho cộng đồng.

Không chỉ tham gia phát triển kinh tế, phụ nữ Việt Nam còn thực hành trách nhiệm xã hội rất khéo léo và hiệu quả, thông qua những chương trình rất thiết thực, ý nghĩa cùng Coca-Cola như biến rác thải thành tiền trong mạng lưới Mạng lưới hành động giảm thiểu - tái sử dụng - tái chế rác thải nhựa của Greenhub hợp tác cùng Coca-Cola Việt Nam. Hình ảnh những người phụ nữ Việt đang từng bước thay đổi cuộc sống bản thân, gia đình và cộng đồng phần nào là minh chứng cho những nỗ lực của doanh nghiệp trong đồng hành cùng phụ nữ phát triển.

{keywords}
 Các chị em phụ nữ tham gia thực hành thực hành E-learning

Tin vào năng lực của phụ nữ, trao cơ hội cho phụ nữ bằng những chính sách cởi mở, chương trình sáng tạo, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội sẽ giúp nữ giới luôn là những bông hoa ngày càng tỏa sáng, sẵn sàng chuyển mình mạnh mẽ trong cuộc cách mạng 4.0, phát huy toàn diện vai trò và khả năng của mình.

Xem thêm câu chuyện phát triển bền vững của Coca-Cola Việt Nam tại: http://bit.ly/34TBfvF

Ngọc Minh