Vụ việc diễn ra tại Trường THCS Đại Lãng ở Đông Quản (Quảng Đông, Trung Quốc), ngày 26/12. Giáo viên tiếng Anh của trường gửi đi đoạn tin nhắn sau: "Chào các phụ huynh! Phần mềm nghe nói tiếng Anh Xixi Xiangshang của học sinh sắp hết hạn dùng thử. Một số phụ huynh đã đăng ký tài khoản VIP, bên cạnh đó còn nhiều bố mẹ chưa mua gói cước mới.
Trước đó, văn phòng tuyển sinh của thành phố Đông Quản công bố kỳ thi tuyển sinh trung học sẽ bổ sung thêm bài kiểm tra nghe nói môn tiếng Anh chiếm 30 điểm. Bài thi nói được thực hiện thông qua phần mềm là cuộc đối thoại giữa học sinh và máy, độ khó tăng lên. Việc cải thiện khả năng nói phải được tích lũy hàng ngày mới đem lại hiệu quả.
Nhiều trường ở thành phố Đông Quản đang sử dụng phần mềm này. Thời gian trên lớp không đủ, học sinh cần sử dụng phần mềm nghe nói luyện thêm khi về nhà. Để cải thiện trình độ phát âm của học sinh, phần mềm có chức năng chấm điểm và sửa lỗi sai.
Vì vậy, nhà trường khuyến khích phụ huynh chủ động tải app cho con học. Những bố mẹ đã kích hoạt tài khoản VIP hãy nhắc nhở con luyện tập hàng ngày. Nếu thắc mắc, phụ huynh vui lòng liên hệ với giáo viên tiếng Anh".
Phụ huynh của trường cho biết: "Phí sử dụng phần mềm trong 3 năm là 600 NDT (2 triệu đồng). Việc trường dùng phần mềm cho học sinh thi nghe nói cuối kỳ nhằm mục đích tăng rào cản học tập và đang lạm thu không lý do". Quy định "thi nghe nói hàng tuần trên app và tính điểm" của trường khiến nhiều phụ huynh bức xúc. Họ cho rằng, ý đồ của trường đang bắt tất cả học sinh phải sử dụng phần mềm.
Đáp trả tố cáo của phụ huynh, đại diện Trường THCS Đại Lãng cho hay: "Tải app nghe nói tiếng Anh không mang tính ép buộc. Nếu con đã học tốt, phụ huynh có thể không cần tải app". Nhà trường nhấn mạnh, đối với những học sinh sử dụng phần mềm tự học tiếng Anh thi sẽ được ưu ái hơn.
Thậm chí giáo viên tiếng Anh của trường gay gắt nói: "Các phụ huynh có biết bài kiểm tra miệng môn tiếng Anh yêu cầu những gì không? Bố mẹ có chắc chắn con vượt qua bài kiểm tra tiếng Anh nói cuối kỳ không? Nếu tin tưởng con có thể thi qua, phụ huynh không cần tải app. Thi cuối kỳ giống thi tuyển sinh trung học".
Một nhân viên của phần mềm cho hay: "Trong bài kiểm tra miệng môn tiếng Anh ở thành phố Đông Quản, hầu hết các trường đều sử dụng phần mềm. Nếu học sinh không sử dụng phần mềm thành thạo, sẽ mất 30% điểm thường xuyên".
Hiện tại, vụ việc gây nhiều tranh cãi, phụ huynh cho rằng đây là kết quả của 'giáo dục tự nguyện'. Trường thông báo tự nguyện nhưng ép bố mẹ phải đóng tiền cho con là ý kiến của những dùng mạng xã hội.
Theo NetEase