- Trong vô số tin tức và dữ liệu kinh tế - xã hội để chuẩn bị cho kỳ họp Quốc hội khai mạc vào tuần tới, có một chi tiết về ngân sách nhà nước rất đáng chú ý.

Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đánh giá, thu ngân sách mới chỉ đủ chi thường xuyên và trả nợ.

Trước nhận xét trên, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ giải thích: sau khi tính toán kỹ, hằng năm ngoài bội chi, thu sử dụng đất... thì năm 2016 Chính phủ tích luỹ đầu tư khoảng 10.000 tỷ đồng, năm 2017 là 69.000 tỷ đồng, năm 2018 là 63.500 tỷ đồng, dự toán năm 2019 tích luỹ được 67.300 tỷ đồng cho đầu tư.

Bên cạnh đó, ông Huệ cho biết, cơ cấu chi chuyển biến tích cực như chi thường xuyên đầu nhiệm kỳ chiếm 70% chi ngân sách đã được kéo xuống còn 64%. Ông đề nghị: “Đây là thành tựu rất lớn phải nhấn mạnh trong báo cáo của Quốc hội”.

Ông nói: “Báo cáo thẩm tra đánh giá thu ngân sách chỉ đủ chi thường xuyên và trả nợ thôi là chưa chính xác”, và đề nghị: “Vậy nên nói thu ngân sách cơ bản đủ chi thường xuyên và trả nợ là hợp lý”.

Không quá chú trọng vào các câu chữ mà sự khác biệt của chúng rất mỏng manh, người viết bài này quan tâm tới những con số được Phó thủ tướng công bố. Nó chứng tỏ một điều: chi đầu tư đã bắt đầu có “tiền tươi, thóc thật”, được tích lũy từ ngân sách, thay vì phải đi vay nợ.

{keywords}
Chi đầu tư mới tạo ra tăng trưởng và phát triển. 

Cũng cần nhắc lại, ngân sách Nhà nước đã gặp khó khăn nhiều năm nay. Cộng cả khoản nợ gốc phải trả, thì thu ngân sách chỉ đủ bù cho chi thường xuyên, trả nợ cả gốc và lãi. Phần dôi dư dành cho đầu tư phát triển không đáng kể.

Gần như toàn bộ chi đầu tư phát triển, cải cách tiền lương... chủ yếu dựa vào vốn vay có thời gian ngắn, lãi suất cao. Điều này dẫn đến thực tế, lãi suất cho vay của ngân hàng cao, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong nước trong cạnh tranh.

Thực tế này từng được Bộ trưởng Tài chính khẳng định trong một phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội nhiệm kỳ trước tháng 3/2016: “mấy năm nay, điều hành ngân sách theo kiểu đi trên dây"; còn Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư cuối năm 2015 cũng than: “Ngân sách không còn tiền để tiêu”.

Trong nhiều năm nay, dù thu ngân sách nhà nước bao giờ cũng vượt dự toán được Quốc hội giao, nhưng năm nào cũng bội chi và phải đi vay nợ để có tiền cho đầu tư phát triển. Lý do là chi thường xuyên cho bộ máy là quá lớn, nhiều năm đạt ngưỡng 72% chi ngân sách nhà nước.

Tiến sỹ Vũ Thành Tự Anh của trường Đại học Kinh tế Fulbright từng nhận xét, Chính phủ đang đứng trước tình thế tiến thoái lưỡng nan: Để duy trì tăng trưởng thì không thể không đầu tư, nhưng càng đầu tư thì ngân sách càng thâm hụt và nợ công càng tăng.

Tình thế này trở nên nghiêm trọng khi ngân sách thâm hụt ở mức rất cao (trung bình 5,3%) trong một thời gian rất dài (từ năm 2000-2015), và khi mức nợ công, nếu tính đúng, tính đủ, đã vượt trần 65% từ lâu rồi. Nói tóm lại, tình trạng tài chính công hiện nay rất bấp bênh, vừa hết dư địa vừa chứa đựng nhiều bất trắc.

Trong bối cảnh đó, có tiền thật để đầu tư phát triển, như Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nói, là một thành tựu rất đáng chú ý và cần được tiếp nối.

Hiện nay chưa rõ, việc cân đối ngân sách ra sao để xem các khoản nào được cắt giảm để có tiền cho chi đầu tư. Song, việc tỷ lệ chi thường xuyên giảm từ 70% đầu nhiệm kỳ xuống còn 64% chi ngân sách hiện nay thể cho thấy một xu thế tích cực trong nỗ lực cắt giảm chi thường xuyên.

Điều này song trùng với nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc tinh gọn bộ máy đang diễn ra ở nhiều bộ ngành và địa phương khắp cả nước.

Có lẽ, nguồn cắt giảm này là chính để chi cho đầu tư phát triển. Điều này thể hiện nỗ lực không phải từ một cá nhân, đơn vị, mà là của cả hệ thống.

Nghị quyết số 18 của Đảng năm 2017 về sắp xếp bộ máy khẳng định: tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối; hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.

Bên cạch đó, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ của một số cơ quan, tổ chức chưa thật rõ, còn chồng chéo, trùng lắp... Việc phân công, phân cấp, phân quyền giữa các ngành, các cấp và trong từng cơ quan, tổ chức chưa hợp lý, mạnh mẽ và đồng bộ; còn tình trạng bao biện, làm thay hoặc bỏ sót nhiệm vụ. Kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đạt kết quả thấp; tỉ lệ người phục vụ cao, nhất là ở khối văn phòng; số lãnh đạo cấp phó nhiều; việc bổ nhiệm cấp "hàm" ở một số cơ quan Trung ương chưa hợp lý. Cơ chế kiểm soát quyền lực hiệu quả chưa cao; việc công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình còn hạn chế. Cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính chuyển biến chậm, không đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu.

Ngân sách Nhà nước vẫn chưa hết khó khăn. Các khoản thu thể hiện nội lực của nền kinh tế ở 3 khu vực kinh tế quan trọng là doanh nghiệp nhà nước, doanh FDI và và doanh nghiệp tư nhân đều không đạt dự toán.

Khu vực DNNN ước nộp ngân sách cả năm đạt gần 162 nghìn tỷ đồng, giảm 4,9 nghìn tỷ đồng (-2,9%) so với dự toán; khu vực doanh nghiệp FDI ước thực hiện cả năm đạt hơn 189 nghìn tỷ đồng, giảm hơn 34 nghìn tỷ đồng (-15%) so với dự toán và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh ước thực hiện cả năm đạt hơn 213 nghìn tỷ đồng, giảm 4,8 nghìn tỷ đồng (-2,2%) so với dự toán.

Có nghĩa, doanh nghiệp và người dân vẫn còn vô vàn khó khăn trong sản xuất kinh doanh và ngân sách cũng vậy.

Vì lẽ đó, cần phải tiếp tục tinh giảm bộ máy để có thêm tiền chi cho đầu tư phát triển. Đây phải là nỗ lực, là quyết tâm của cả hệ thống chứ không riêng cơ quan nào. Bên cạnh đó, không thể còn tình trạng đầu tư những dự án “ngàn tỷ” rồi đắp chiếu để hoang.

Tư Giang

Dự án Nhà hát 1500 tỷ tại Thủ Thiêm:  Tiếng oan cho Nhà hát giao hưởng?

Dự án Nhà hát 1500 tỷ tại Thủ Thiêm:  Tiếng oan cho Nhà hát giao hưởng?

Vấn đề ở chỗ, không phải tại cái nhà hát 1500 tỷ. Nó bị oan. Nó cần cho sự phát triển đời sống tinh thần của người dân như các công trình dân sinh khác.

‘Mắt chữ O miệng chữ A’ vì những dự án trăm, nghìn tỷ

‘Mắt chữ O miệng chữ A’ vì những dự án trăm, nghìn tỷ

Cơ quan chức năng có thể vào cuộc điều tra những con đường chưa khánh thành đã hỏng, nhưng với dự án giáo dục, đã ai bị xử lí bởi một cuốn sách bị lỗi, một dự án thất bại?

Dự án BT: “Hàng đổi hàng”, có gì mà phải bí mật

Dự án BT: “Hàng đổi hàng”, có gì mà phải bí mật

Hợp đồng BT và quỹ đất dùng để quy đổi, không phải là tài liệu bí mật, bắt buộc phải công khai.