Giao Hải là một trong 5 xã thuộc vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Thủy (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định), được nhiều du khách biết đến bởi hoạt động khai thác và đánh bắt hải sản nhộn nhịp quanh năm.

W-chợ cá Giao Hải 22.jpg

Ở đây có chợ cá cùng tên mở mỗi ngày 2 phiên, không chỉ phục vụ nhu cầu mua bán của các tiểu thương mà còn là điểm hút khách du lịch tìm tới trải nghiệm đời sống văn hóa độc đáo của cư dân vùng biển.

Chợ cá Giao Hải không hoạt động theo ngày cố định. Trừ những ngày biển động, chợ đều đặn họp 2 phiên mỗi ngày.

Chợ thường họp từ 5-7h và từ 13h30-15h30, có thể sớm hoặc muộn hơn phụ thuộc giờ tàu thuyền cập bến.

W-chợ cá Giao Hải 7.jpg

Thông thường, mùa đi biển ở Giao Hải bắt đầu từ tháng 8, tháng 9 dương lịch và kéo dài đến tháng 3, tháng 4 năm sau. 

Thời điểm này, ngư dân sẽ ra khơi, mỗi chuyến khoảng 12 tiếng, trong đó gồm 2 tiếng di chuyển và 10 tiếng khai thác hải sản theo mùa.

w cho ca giao hai 11 116493.jpg

Đến chợ cá Giao Hải vào dịp cuối tuần, chị Thu Trang (ở Hà Nội) không khỏi thích thú trước khung cảnh mua bán nhộn nhịp.

Nhiều phương tiện cá nhân xếp hàng dài dọc bờ đê, còn khách du lịch và tiểu thương “tay xách nách mang” những mẻ hải sản tươi rói.

Khung cảnh chợ cá Giao Hải nhộn nhịp lúc 14h

“Tôi lấy chồng ở Giao Thủy, lần nào về quê cũng di chuyển 7-8km xuống chợ cá Giao Hải để mua hải sản. Song, có lần, tôi về tay không vì biển động, tàu thuyền neo bến, không ra khơi.

Sau có kinh nghiệm hơn, tôi gọi điện hỏi người dân trước khi đi để chắc chắn hôm đó tàu thuyền có đi đánh bắt, nghĩa là có chợ”, chị Trang nói.

Theo quan sát của người phụ nữ này, những tháng mùa hè, chợ cá Giao Hải bày bán mặt hàng đa dạng hơn, như mực, tôm, cua, ghẹ, bề bề,… 

Nếu muốn mua những mẻ sản vật “trời ban” tươi ngon và đúng ý nhất, nhiều tiểu thương phải tới đây từ sớm, đứng ngay bãi cát mép nước để trực chờ tàu thuyền cập bến là nhanh chân ùa ra “chốt đơn”.

W-chợ cá Giao Hải 0.jpg

Chị Trang cho biết, hoạt động mua bán ở chợ cá Giao Hải diễn ra khoảng 1 tiếng để đảm bảo hải sản được tươi. Tiểu thương nào cũng nhanh chân nhanh tay mua hàng theo thùng, theo khay để kịp mang đi bán.

Còn du khách đến đây muốn mua hải sản cũng… hên xui vì hàng cập bến đến đâu đổ buôn đến đấy.

Thỉnh thoảng, có ngư dân bán lẻ một số mặt hàng có sản lượng không nhiều, chừng một vài cân hoặc vài con như mực nang, cá đuối, ghẹ, cua.

“Do tàu thuyền hoạt động gần bờ, thời gian đánh bắt cũng ngắn nên hải sản khi cập bến vẫn tươi rói, không qua ướp lạnh, đảm bảo chất lượng vẹn nguyên.

Bởi vậy, nhiều du khách không ngại di chuyển xa tới đây, cầm vài triệu để mua hải sản về ăn và mang lên phố”, chị Trang chia sẻ.

w cho ca giao hai 19 116505.jpg
Người dân bản địa có thêm thu nhập từ công việc vận chuyển hải sản thuê cho các tiểu thương, giá 7.000 - 10.000 đồng/chuyến

Ở chợ cá Giao Hải, hải sản có nhiều loại, người dân gọi là nước 1, nước 2 và nước 3. Trong đó, nước 1 là những con to khỏe, chắc thịt, được bán với giá cao nhất.

Ai đến muộn hơn sẽ chỉ chọn được hải sản nước 2 là những con nhỏ hơn và không được chắc thịt bằng. Còn những con đã chết, dù to hay nhỏ, mẩy hay óp, đều được quy vào nước 3.

W-chợ cá Giao Hải 5.jpg

“Hôm tôi đi, tàu thuyền trúng vụ bề bề (còn gọi là tôm thuyền, tôm tít) nên sản lượng đánh bắt được rất lớn. Bề bề đủ kích cỡ to nhỏ, lại nhiều trứng nên tôi mạnh dạn mua ngay 5kg loại 1, hết 1,4 triệu đồng. 

Ngày lễ, giá bề bề nhỉnh hơn ngày thường một chút, khoảng 280.000 đồng/kg nhưng đáng mua vì chất lượng tươi ngon, không phải lúc nào cũng có để thưởng thức”, nữ du khách bày tỏ.