Các chuyên gia thiết kế, kỹ xảo đã phải làm việc cật lực nhiều tháng trời để có thể mang lên màn ảnh những cảnh đẹp như mơ.

{keywords}

'Alice Through the Looking Glass' (Alice ở xứ sở trong gương) là phần tiếp theo của bộ phim doanh thu tỉ đô 'Alice in Wonderland' (Alice ở xứ sở thần tiên) công chiếu năm 2010. Lần này bộ phim được đầu tư 170 triệu USD và có phần hình ảnh xuất sắc không kém phần đầu.

Thiết kế sản xuất Dan Hennah người mà tên tuổi gắn liền với thành công của các phim “King Kong”, “The Lord of the Rings: The Return of the King” cũng như “The Hobbit: The Desolation of Smaug” là lựa chọn của các nhà sản xuất để phụ trách cho phần hình ảnh của bộ phim này.

Quá trình sản xuất Alice ở xứ sở trong gương bắt đầu vào mùa thu 2014, đánh dấu sự tái hợp của những nhà làm phim đã từng góp sức thực hiện 'Alice in Wonderland' vào năm 2010, trong đó bao gồm Thiết kế phục trang từng 3 lần giành giải thưởng Oscar Colleen Atwood, chuyên gia xử lý kỹ xảo hình ảnh từng nhận giải thưởng Oscar Ken Ralston và nhà soạn nhạc từng 4 lần nhận đề cử Oscar và là chủ nhân của giải thưởng Grammy Danny Elfman.

Hennah đã bắt đầu công việc của mình với việc lên ý tưởng sơ bộ cho từng cảnh dựng cụ thể cho bộ phim. Dựa vào đó, nhóm thực hiện sẽ phát triển thành những bản vẽ khổ lớn hơn trước khi tiến hành dựng các mô hình 3D cho các bối cảnh này. Tổng cộng số lượng bức vẽ đã lên tới con số 722.

{keywords}


Bộ phận quay phim đã dành tới 3 tuần để ghi hình cho các cảnh quay diễn ra tại hiện trường. Trong đó, trong tuần đầu tiên, nhóm đã tiến hành quay phim tại Syon House – một ngôi nhà được xây dựng theo phong cách kiến trúc cổ điển nằm ở Brentford thuộc ngoại ô của London. Những dãy hành lang dài, phòng ăn lớn và khu vực đón khách sang trọng đã giúp Syon House thực sự trở thành một địa điểm lý tưởng để thực hiện những cảnh quay diễn ra phía bên trong của lâu đài Ascot.

Tuy nhiên, phần ngoại cảnh của lâu đài này lại được thực hiện tại Ditchley Manor ở Oxfordshire. Lâu đài lịch sử được xây dựng vào năm 1722 này đã từng vinh dự được đón tiếp rất nhiều chính trị gia nổi tiếng, trong đó có cả Thủ tướng Anh Winston Churchill. Trong khi đó, ngoại cảnh ngôi nhà thời thơ ấu của Alice đã được ghi hình tại phố Fournier nằm ở phía Đông London. Tất cả những ngôi nhà nằm trên con phố này đều được xây dựng vào thời kỳ những năm 1720 và mang nét đặc trưng của phong cách kiến trúc George.

Cảng Gloucester Docks ở Gloucestershire là nơi mà đoàn làm phim đã lựa chọn để thực hiện cảnh quay khi Alice trở về trên con thuyền “The Wonder” của mình sau chuyến phiêu du trên biển. “The Earl of Pembroke”, một con tàu neo ở cảng này đã được sử dụng để ghi hình cho những cảnh quay ngoại cảnh cho con tàu “The Wonder” của Alice. "Đây là một trong số những cảnh quay tốn kém nhất của bộ phim, nhưng những hình ảnh tuyệt vời xuất hiện trên màn ảnh rộng là một phần thưởng xứng đáng đối với nhóm thực hiện".



Sau 3 tuần quay phim tại hiện trường, nhóm thực hiện đã chuyển tới phim trường Shepperton Studios nằm ở ngoại ô London và tiến hành ghi hình tại 12 cảnh dựng được thực hiện tại 7 sân khấu chính ở đây.

Cảnh dựng lớn nhất của phim được dựng ở Shepperton chính là thị trấn Witzend tại sân khấu H. Với kích thước lên tới 73m x 30m, phải mất tới 16 tuần để nhóm thực hiện có thể hoàn thành cảnh dựng này. Có tất cả 13 công trình được dựng ở đây, trong đó bao gồm cừa hiệu bán mũ của gia đình Hightopp, cửa hàng bán đồng hồ, tiệm bán kẹo, một vài ngôi nhà và một toà lâu đài cổ kính. Ngôi nhà của gia đình Hatter được dựng tại sân khấu S. Ngôi nhà này cao 2 tầng và có hình dáng của một chiếc nón.

Bên cạnh đó, các cảnh dựng quan trọng khác cũng đã được thực hiện cho bộ phim này gồm có: thị trấn Witzend, những tàn tích của Lâu đài Marmoreal Castle, ngôi nhà của gia đình Hatter, phòng riêng của Iracebeth tại lâu đài ở Outlands, phòng khách trong toà lâu đài của Time, khu bếp, phòng công chúa và khu vực đại sảnh của Lâu đài Witzend…

Những cảnh quay diễn ra ở nước Anh dưới thời Nữ hoàng Victoria trị vì vào những năm 1860 đã được ghi hình tại các địa danh ở London cùng các vùng nông thôn phụ cận. Còn các phân cảnh diễn ra tại xứ sở Underland lại được thực hiện tại những cảnh dựng hoặc trên phông xanh để nhóm thiết kế và biên tập hình ảnh có thể dễ dàng xử lý bằng công nghệ kỹ thuật số trong giai đoạn xử lý hậu kỳ.

{keywords}
Hầu hết các cảnh diễn viên phải làm việc với phông xanh trong trường quay.
"Dĩ nhiên là phim vẫn nhờ tới sự hỗ trợ rất lớn của công nghệ đồ hoạ CG, nhưng tôi vẫn rất thích ý tưởng để các diễn viên của mình nhập vai trên những cảnh dựng được thực hiện riêng cho mỗi cảnh quay, vì điều đó hỗ trợ rất hiệu quả cho họ trong quá trình diễn xuất", Đạo diễn Bobin cho biết.

Alice ở xứ sở trong gương đón chào sự quay trở lại của dàn sao tên tuổi đã từng góp phần làm nên thành công cho Alice ở xứ sở thần tiên gồm Johnny Depp, Anne Hathaway, Mia Wasikowska, Helena Bonham Carter, Sacha Baron Cohen, Alan Rickman, Stephen Fry, Michael Sheen.... Phim sẽ chính thức đến với khán giả Việt Nam từ 12/8.

 Mỹ Anh