Chiếc máy bay chạy bằng năng lượng mặt trời nổi tiếng thế giới hiện nay Solar Impulse 2 vừa hạ cánh xuống và dừng chân ở bang Ohio (Mỹ) sau khi hoàn thành chặng bay thứ 12 của hành trình vòng quanh Trái Đất.
Chiếc máy bay đặc biệt Solar Impulse 2 không mang theo bầu nhiên liệu này được chế tạo ở Thụy Sĩ và được điều khiển bởi người công dân Thụy Sĩ André Borschberg. Máy bay cất cánh từ sân bay quốc tế Tulsa, bang Oklahoma trước 5 giờ sáng và hạ cánh xuống sân bay quốc tế Dayton, bang Ohio cùng ngày thứ Bảy 21/5/2016 trước 10 giờ tối giờ địa phương, sau 16 giờ và 34 phút bay với tốc độ giữa 55 - 100 km/giờ và vượt qua khoảng cách 1,110 km (hay 692 dặm).
Máy bay Solar Impulse 2 trên bầu trời Dayton, Ohio (Mỹ). Ảnh: Solarimpulse.com. |
Đây là chặng bay thứ 12, chứ không phải là chặng thứ 11 như nhiều tờ báo tiếng Việt nhầm lẫn. Là chặng bay cuối trong tổng cộng 12 chặng bay từ điểm xuất phát (Abu Dhabi) liệt kê sau đây:
Chặng 1: ngày 9/3/2015, Abu Dhabi (UAE) - Muscat (Oman) - 772km; 13 giờ 1 phút
Chặng 2: ngày 10/3/2015, Muscat (Oman) - Ahmedabad (Ấn Độ) - 1,593km. 15 giờ 20 ph
Chặng 3: ngày 18/3/2015, Ahmedabad (Ấn Độ) - Varanasi (Ấn Độ) - 1,170km; 13 giờ 15 ph
Chặng 4: ngày 18/3/2015, Varanasi (Ấn Độ) - Mandalay (Myanmar) - 1,536km; 13 giờ 29 ph
Chặng 5: ngày 29/3/2015, Mandalay (Myanmar) - Trùng Khánh (TQ) - 1,636km; 20 giờ 29 ph
Chặng 6: ngày 21/4/ 2015, Trùng Khánh (TQ) - Nam Kinh (TQ) - 1,384km; 17 giờ 22 ph
Chặng 7: ngày 30/ 5/2015, Nam Kinh (TQ) - Nagoya (Nhật) - 2,942km; 1 ngày 20 giờ 9 ph
Chặng 8: ngày 28/6/2015, Nagoya (Nhật) - Hawaii (Mỹ) - 8,924km; 4 ngày 21 giờ 52 ph
Chặng 9: ngày 21/4/2016, Hawaii (Mỹ) - California (Mỹ) - 4,523km; 2 ngày 17 giờ 29 ph
Chặng 10: ngày 02/5/2016, California (Mỹ) - Phoenix, Arizona (Mỹ) - 1,199km; 15 giờ 52 phút
Chặng 11: ngày 12/5/2016, Phoenix, Arizona (Mỹ) - Tulsa, Oklah.(Mỹ) -1.570 km; 18 giờ 10ph
Chặng 12: ngày 21/5/2016, Tulsa, Oklahoma (Mỹ) - Dayton, Ohio (Mỹ) -1.113 km; 16giờ34ph
Độc giả sẽ thấy rõ hơn hành trình 12 chặng bay đã qua trong bản đồ đường bay từ nơi xuất phát (thành phố Abu Dhabi) và cũng sẽ là nơi kết thúc chuyến bay dưới đây:
Như vậy, vẫn còn ít nhất một chặng bay nữa từ Ohio đến New York trước khi máy bay năng lượng mặt trời Solar Impulse 2 cất cánh từ giã nước Mỹ vượt Đại Tây Dương trở lại nơi xuất phát, thủ đô Abu Dhabi của nước Cộng hòa Hồi giáo Ả rập Thống nhất.
Điều nay cũng có nghĩa là, khác với tiên liệu, chặng thứ 13 chỉ có thể là chặng cuối cùng bay trên đất Hoa Kỳ chứ không thể là chặng bay cuối cùng của chuyến bay vòng quanh thế giới. Và tổng số chặng bay khép kín trọn vòng quanh địa cầu của máy bay năng lượng mặt trời Solar Impulse 2 hẳn sẽ lớn hơn con số 13.
Hơn nữa, theo như hình dung của bản đồ đường bay trên đây, không loại trừ khả năng trên đường bay xuyên lục địa Phi, Âu và Á châu có thể còn có một số trạm dừng chân “bất đắc dĩ” khác. Các số thứ tự 14, 15, 16… đang dành cho con tàu Solar Impulse 2 trên đường trở về nơi xuất phát Abu Dhabi.
Trần Minh