Xu thế Nhà máy thông minh bùng nổ trên toàn cầu
Là thành tựu của cuộc Cách mạng 4.0, nhà máy thông minh được coi là đòn bẩy vững chắc cho bước chuyển mình của thị trường sản xuất công nghiệp. Đặc trưng của nhà máy thông minh là sự phối hợp các công nghệ 4.0 như AI, Big data, IoT, các hệ thống quản trị ERP, MES…, cho phép nhà máy có thể tự vận hành phần lớn các tác vụ với khả năng tự điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu sản xuất.
Theo báo cáo của MarketsandMarkets™, 73% các nhà sản xuất đã và đang lên kế hoạch đầu tư vào công nghệ và mô hình nhà máy thông minh trong năm 2021. Như một điều tất yếu, nhà máy thông minh chính là xu hướng lựa chọn của các doanh nghiệp tiên phong trong hành trình chuyển đổi số để hướng tới thành công trong thời đại 4.0.
Cơ hội và thách thức khi tiếp cận và đầu tư nhà máy thông minh
Việc tự động hóa sản xuất, giám sát và vận hành sẽ giúp giảm thiểu chi phí nhân lực, sai sót kỹ thuật, tối ưu hóa quy trình, tận dụng tối đa nguồn lực để cải thiện năng suất. Dữ liệu là yếu tố cần thiết và quan trọng làm cơ sở cho mọi quyết định ở tất các khâu trong quy trình sản xuất, vận hành.
Với nhà máy thông minh, bài toán dữ liệu đã được giải quyết theo “công thức vàng” đồng bộ hóa toàn bộ dữ liệu từ sản xuất, nhân lực đến mọi tài nguyên của nhà máy. Việc xây dựng kế hoạch sản xuất, hay thậm chí kế hoạch kinh doanh và marketing cũng trở nên có cơ sở, đơn giản và thuận tiện.
Thị trường nhà máy thông minh dự kiến có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất tại khu vực APAC (Châu Á Thái Bình Dương) do sự gia tăng tại 2 thị trường lớn là Trung Quốc và Ấn Độ. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp đang chuyển đổi mô hình các nhà máy, hướng đến tự động hóa sản xuất theo "Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" được phê duyệt năm 2020.
Nổi bật trong số đó, có thể nhắc tới Nhà máy Điện tử Thông minh Phenikaa (Phenikaa Electronics) - đơn vị tiên phong áp dụng mô hình nhà máy thông minh trong ngành công nghiệp sản xuất thiết bị điện tử nói chung và thiết bị chiếu sáng nói riêng.
Hoàn thiện đầu tư và đưa vào hoạt động năm 2020, Phenikaa Electronics ra đời đánh dấu sự khởi đầu cho các dự án sản xuất thông minh - một trong những phần cốt yếu của quá trình chuyển đổi số tại Tập đoàn Phenikaa. Nhà máy được đầu tư mạnh mẽ về máy móc công nghệ và trang thiết bị hàng đầu thế giới xuất xứ từ Nhật Bản và châu Âu với tổng vốn đầu tư lên đến gần 1.000 tỷ đồng và công suất đạt hơn 4,5 tỷ linh kiện điện tử mỗi năm. Đây là một trong những nhà máy thông minh có quy mô hiện đại nhất trong lĩnh vực sản xuất thiết bị điện tử tại Việt Nam.
Phenikaa Electronics ứng dụng các công nghệ tiên tiến và thông minh trong vận hành và quản lý, gồm: Hệ thống Kiểm soát năng lượng thông minh, Hệ thống an ninh với nhiều vòng bảo mật, Sản xuất thông minh với hệ thống MES - PanaCim và Hệ thống Quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP S/4 HANA.
Tập đoàn Phenikaa định hướng xây dựng Phenikaa Electronics trở thành nhà máy thông minh có quy mô hàng đầu về sản xuất vi mạch điện tử, robot, các thiết bị điện tử thông minh, thiết bị phục vụ chiếu sáng LED phù hợp với xu thế công nghệ và vì sức khỏe của người Việt.
Riêng về lĩnh vực chiếu sáng, mới đây, Tập đoàn Phenikaa đã công bố việc nghiên cứu phát triển và ứng dụng thành công Công nghệ chiếu sáng tự nhiên Phenikaa Natural TrueCircadian - công nghệ nền tảng cho phép tạo ra các nguồn sáng chất lượng hàng đầu thế giới với phổ ánh sáng gần nhất với ánh sáng mặt trời tự nhiên, vùng phổ ánh sáng sinh học được tăng cường và tối ưu cho sự hấp thụ của mắt người.
Với định hướng phát triển bền vững cùng tầm nhìn dài hạn, Tập đoàn Phenikaa đang từng bước vững chắc chuyển đổi đầy tự tin, từ sản xuất công nghiệp vật liệu sinh thái sang Tập đoàn Công nghệ - Công nghiệp về các giải pháp thông minh và sản xuất thông minh. Và Nhà máy Điện tử Thông minh Phenikaa tự hào đánh dấu sự khởi đầu cho các dự án sản xuất thông minh - một trong những phần cốt yếu trên hành trình hiện thực hóa tầm nhìn đó.
Tìm hiểu thêm tại: https://phenikaalighting.com/
Doãn Phong