Trước tình hình tín dụng đen diễn biến phức tạp, một bộ phận người dân chưa lường hết được tác hại và vẫn đang tìm đến các hình thức cho vay nặng lãi, cùng với hoạt động của xã hội đen đã và đang gây hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt, ảnh hưởng xấu đến đời sống kinh tế, an ninh xã hội thì ngành Ngân hàng cần tiếp tục nỗ lực triển khai các giải pháp mở rộng tín dụng phục vụ sản xuất và tiêu dùng nhằm hạn chế tín dụng đen. 

Theo thống kê của World Bank, khoảng 70% dân số Việt Nam chưa tiếp cận được vốn ngân hàng. Số DN có khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức cũng chỉ mới chiếm 1/3 tổng số DN.

tienmat.png

Thực tế cho thấy, những người tìm đến tín dụng đen phần nhiều đều trong hoàn cảnh bế tắc, công việc bấp bênh, đa số không có bảo hiểm y tế. Nhiều cá nhân, DN, tổ chức gặp khó khăn về nguồn vốn kinh doanh, do đó phải tìm đến vay vốn tại các cơ sở tín dụng đen, các điểm cho vay nặng lãi. Nhìn chung, tín dụng đen có thể đến tay người vay rất dễ dàng, nhanh chóng, đáp ứng được nhu cầu vay vốn cấp bách của người dân, thậm chí là cả DN.

Theo Liên Hiệp Quốc, phát triển TCTD là tăng cường việc cung cấp các dịch vụ tài chính chất lượng cao (tín dụng, tiết kiệm, thanh toán, bảo hiểm…) từ các nhà cung cấp dịch vụ chính thức một cách đầy đủ, thuận tiện, phù hợp với nhu cầu và với chi phí hợp lý cho mọi cá nhân, tổ chức, đặc biệt đối với người có thu nhập thấp và dễ bị tổn thương trong độ tuổi lao động.

Bởi vậy, chủ thể cần được cung cấp dịch vụ tài chính khá đa dạng, phần lớn là khu vực tư nhân, đối tượng cần được quan tâm như người khuyết tật, người nghèo, những người sống ở khu vực nông thôn, những người sống ở khu vực miền núi…

Lương Bằng và nhóm PV, BTV