Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia có vai trò hết sức quan trọng nhằm tạo thuận lợi cho mọi người dân và doanh nghiệp có thể tiếp cận được những nguồn lực tài chính cần thiết cho phát triển, nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống nhân dân, thúc đẩy việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam đến năm 2030.

Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được phê duyệt tại Quyết định 149 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ đưa ra quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nhằm thúc đẩy tiếp cận và sử dụng sản phẩm, dịch vụ tài chính cho mọi người dân và doanh nghiệp, trong đó chú trọng đến những đối tượng chưa được tiếp cận hoặc ít được tiếp cận, đặc biệt là người dân sống ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa; người nghèo, người thu nhập thấp, phụ nữ và những đối tượng yếu thế khác.

Theo Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước và các ý kiến tại phiên họp thống nhất đánh giá, trong hơn 2 năm qua, các cấp, các ngành đã rất nỗ lực triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược và đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc nâng cao khả năng tiếp cận sản phẩm, dịch vụ tài chính cho người dân, doanh nghiệp trong nền kinh tế.

Khuôn khổ pháp lý từng bước được hoàn thiện, tạo môi trường thuận lợi cho việc thực hiện các mục tiêu của tài chính toàn diện. Mạng lưới cung ứng sản phẩm, dịch vụ tài chính phát triển rộng khắp các địa bàn trên cả nước, đặc biệt là các kênh cung ứng dịch vụ trên nền tảng hiện đại như điện thoại di động, internet.

Các sản phẩm, dịch vụ tài chính được phát triển đa dạng hơn, hiện đại hơn, an toàn, tiện lợi hơn với chi phí hợp lý, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng nhờ ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0. Cơ sở hạ tầng thanh toán tiếp tục được đầu tư, hoàn thiện.

Bên cạnh đó, các cấp, các ngành tích cực triển khai công tác truyền thông về vai trò, ý nghĩa của tài chính toàn diện và giáo dục tài chính với nhiều hình thức đa dạng, sáng tạo, hiệu quả, qua đó góp phần nâng cao kiến thức và hiểu biết tài chính cho người dân. Hoàn thiện cơ chế, chính sách về bảo vệ người tiêu dùng tài chính. Đặc biệt, một số giải pháp rất quan trọng, góp phần đẩy mạnh khả năng tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ tài chính của người dân và doanh nghiệp đã được các bộ, ngành liên quan tích cực phối hợp thực hiện.

Ông Trần Ngọc Sơn, xã Thục Luyện, huyện Thanh Sơn là một minh chứng. Gia đình ông tiếp cận được nguồn vốn vay nên đã quyết tâm đầu tư vào cây trồng theo phương pháp ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số vào quá trình canh tác.

W-nong nghiep   chuong trinh muc tieu quoc gia 11.jpg

Xã Thục Luyện thuộc huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ là một khu vực thuần nông, nơi cư dân chủ yếu sống nhờ nông nghiệp với các cây trồng truyền thống như lúa, ngô, và một số loại rau quả khác. Tuy nhiên, trong nhịp sống hiện nay, nhu cầu thị trường ngày khác xưa, cách làm ăn lối cũ, không mang lại hiệu quả kinh tế cao. 

W-nong nghiep   chuong trinh muc tieu quoc gia 9.jpg

Bởi vậy, được sự khuyến khích của địa phương trong triển khai thúc đẩy các chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, xoá đói, giảm nghèo, nhiều nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi những câytrồng cũ, không mang lại năng suất, không được thị trường ưa chuộng để tập trung cho những giống cây trồng không những được thị trường trong nước ưa chuộng, mà còn có thể xuất khẩu.

W-nong nghiep   chuong trinh muc tieu quoc gia 4.jpg

Năm 2007, sau những chuyến tập huấn, tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm, ông Trần Ngọc Sơn, xã Thục Luyện, huyện Thanh Sơn, quyết tâm đầu tư vào cây thanh long ruột đỏ theo phương pháp ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số vào quá trình canh tác.

W-nong nghiep   chuong trinh muc tieu quoc gia.jpg

 Trước kia, phần nhiều trên 30ha đất được giao, gia đình ông Trần Ngọc Sơn canh tác lúa, ngô, khoai cùng một số loại cây ăn quả như vải, nhãn, nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Nhận thấy tiềm năng của cây thanh long ruột đỏ–một giống cây rất mới ở vùng đất Thục Luyện, ông Trần Ngọc Sơn đã mạnh dạn từ bỏ các cây trồng truyền thống để đầu tư vào loại cây mới này.

W-nong nghiep   chuong trinh muc tieu quoc gia 8.jpg

Nhờ việc vay vốn đầu tư mở rộng mô hình kinh doanh của hộ gia đình, sản phẩm thanh long ruột đỏ của gia đình ông Sơn đạt tiêu chuẩn VietGap. Ông không còn lo lắng cho đầu ra, tới mùa vụ, thương lái tự tìm tới tận nơi để lấy hàng.

W-nong nghiep   chuong trinh muc tieu quoc gia 3.jpg

"Thanh long sau khi thu hoạch được phân loại, tuyển chọn để mang tới các tỉnh thành trong nước và xuất khẩu. Từ khi có vốn để mở rộng trồng loại quả này, kinh tế gia đình tôi phát triển hẳn", ông Sơn nói.

W-nong nghiep   chuong trinh muc tieu quoc gia 7.jpg

Sản phẩm thanh long của gia đình ông Sơn được chăm bón hữu cơ 100%, an toàn và bảo vệ môi trường.

W-nong nghiep   chuong trinh muc tieu quoc gia 5.jpg

Mỗi vụ thu hoạch thanh long, ông Sơn thuê tới 20 nhân công/ngày để thu hái.

W-nong nghiep   chuong trinh muc tieu quoc gia 16.jpg

Mô hình kinh doanh hiệu quả, giúp lan tỏa tới nhiều nơi trong vùng, thúc đẩy kinh tế hộ gia đình địa phương phát triển nhanh chóng.

W-nong nghiep   chuong trinh muc tieu quoc gia 15.jpg

Nhờ chính sách vay vốn hỗ trợ sản xuất nông nghiệp đồng thời được tham gia các lớp tập huấn, tham quan mở rộng kiến thức, lão nông tỉnh Phú Thọ đã thu về những thành quá đáng kinh ngạc.

W-nong nghiep   chuong trinh muc tieu quoc gia 6.jpg

Ông Sơn chia sẻ, thành quả này trước đó bản thân cũng không thể ngờ tới, nhưng nhờ sự động viên của chính quyền địa phương và tìm hiểu về chính sách vay vốn cụ thể, ông quyết tâm thay đổi tư duy nuôi trồng, không dừng ở việc nhỏ lẻ.

W-nong nghiep   chuong trinh muc tieu quoc gia 14.jpg

Đồi thanh long của ông Sơn hiện nay không chỉ đem về thu nhập cao cho gia đình mà còn tạo việc làm cho các lao động địa phương khi vào thời điểm mùa vụ.