Phát triển bền vững dẫn dắt doanh nghiệp
Theo khái niệm từ Ngân hàng Thế giới (WB), kinh doanh bền vững là sự cam kết đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo và phát triển nhân viên, phát triển cộng đồng theo cách có lợi nhất cho cả doanh nghiệp lẫn xã hội.
Gần đây, tiêu chuẩn phát triển bền vững đã trở thành tiêu chí để các nhà đầu tư đánh giá doanh nghiệp, và chiến lược ESG (Môi trường - Xã hội - Quản trị minh bạch) đã được rất nhiều tập đoàn quốc tế áp dụng xuyên suốt.
Mới đây, trong chiến lược kinh doanh mới của mình, Tập đoàn SCG (Thái Lan) đã đề ra với định hướng ESG 4 Plus hướng đến Phát thải ròng bằng không (Set Net-Zero), Phát triển Xanh (Go Green), Giảm bất bình đẳng (Reduce Inequality) và Thúc đẩy sự hợp tác (Embrace Collaboration).
SCG nâng cao khái niệm phát triển bền vững bằng chiến lược ESG 4 Plus để vượt qua khủng hoảng hướng đến một thế giới bền vững. |
Trên toàn cầu, nhiều DN đã đi đầu trong việc phát triển bền vững gắn với cộng đồng xã hội. Microsoft đã tiến hành Chiến dịch Nhân viên trao đi vào năm 2012, và quyên góp được 1 tỷ USD cho khoảng 30.000 tổ chức phi lợi nhuận trên toàn cầu.
Nhờ kinh doanh bền vững, doanh nghiệp không chỉ thúc đẩy kinh doanh mà còn nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín cho doanh nghiệp. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nếu DN không tuân thủ trách nhiệm xã hội thì DN sẽ không thể tiếp cận được với thị trường thế giới. Trách nhiệm xã hội của DN giúp điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh, nâng cao chất lượng, giá trị thương hiệu và uy tín của DN, nhằm thu hút nguồn lao động giỏi và góp phần tăng lợi nhuận cho DN.
Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI cho rằng, phát triển bền vững đối với các doanh nghiệp có thể hiểu đơn giản là chiến lược quản trị doanh nghiệp thích ứng được với mọi hoàn cảnh, dựa trên cơ sở bảo đảm hài hòa các lợi ích về kinh tế (lợi nhuận, doanh thu) với lợi ích của người lao động và bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, trong những năm trở lại đây, nhiều doanh nghiệp dần chuyển dịch định hướng, chiến lược kinh doanh từ “kinh doanh vì lợi nhuận” sang kinh doanh có trách nhiệm.
Theo ông Roongrote Rangsiyopash, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành tập đoàn SCG, bằng cách chia sẻ kiến thức, chuyên môn và kinh nghiệm, kết hợp với đổi mới công nghệ, doanh nghiệp sẽ ứng phó tốt hơn với các cuộc khủng hoảng. “Chúng ta không thể vượt qua khủng hoảng một mình mà cần kêu gọi tất cả các bên cùng chung tay cho một thế giới tốt đẹp hơn, để truyền lại cho các thế hệ tiếp theo.”, ông nhận định.
Công thức đột phá kết quả kinh doanh mới
Cùng với xu thế và bối cảnh thế giới hậu Covid-19, kinh doanh bền vững trở thành mục tiêu quan trọng để doanh nghiệp phục hồi và tiến tới phát triển dài hạn. Đi đầu trong các hoạt động này phải kể tới nhóm các tập đoàn lớn. Trong đó có những DN đang hoạt động tại Việt Nam.
Unilever đã xây dựng và thực hiện các chương trình phát triển bền vững hướng đến sức khỏe hành tinh, và hạnh phúc của mọi người, cùng một xã hội bình đẳng và hòa nhập hơn.
Bình đẳng giới là một nội dung phát triển bền vững áp dụng ở Công ty TNHH Giấy Kraft Vina (VKPC). |
Tập đoàn SCG cùng 5 công ty thành viên của mình bao gồm: Công ty Cổ Phần Xi Măng Sông Gianh, Công ty TNHH giấy Kraft Vina, Công ty TNHH Ngói bê tông SCG (Việt Nam), Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghiệp Bửu Long và Công ty Cổ phần nhựa Bình Minh được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp cùng Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD) bình chọn là top 100 DN bền vững tại Việt Nam (Corporate Sustainability Index - CSI) với việc tiên phong thực hiện tốt kinh doanh trách nhiệm, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp áp dụng chỉ số CSI trong quản trị và xây dựng chiến lược phát triển.
Công ty TNHH Giấy Kraft Vina (VKPC) đồng thời là một trong năm doanh nghiệp tiêu biểu thực hiện Bình đẳng giới tại nơi làm việc.
Cùng với đó, các DN lớn cũng hướng đến sự chung tay cùng phát triển. Nổi bật trong liên minh này chính là Hợp tác công tư xây dựng kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa. Hợp tác này bao gồm Bộ Tài nguyên và Môi trường, Dow Việt Nam, Tập đoàn SCG cùng công ty thành viên - Hóa dầu Long Sơn và Unilever Việt Nam. Theo đó, các doanh nghiệp nỗ lực nâng cao nhận thức cộng đồng và thúc đẩy sự đổi mới, sáng tao để giải quyết vấn đề rác thải nhựa trên quy mô toàn quốc.
Nhận định về những thay đổi tích cực trong xu hướng phát triển bền vững của doanh nghiệp hiện nay, ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng Thư ký VCCI, Phó Chủ tịch điều hành VBCSD cho biết: “Phát triển bền vững không chỉ dành cho doanh nghiệp lớn mà có thể thực hiện ở tất cả các cấp độ doanh nghiệp. Khái niệm này hoàn toàn có thể hữu hình hóa qua việc thực hiện tốt các quy định của pháp luật.”
Có thể nói, các chiến lược hành động của doanh nghiệp trong những năm qua càng cho thấy vai trò của doanh nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững. Sự nỗ lực này đã và đang mở ra tương lai tích cực cho khả năng thích ứng của doanh nghiệp Việt Nam với bối cảnh của thời đại mới theo tiêu chuẩn toàn cầu.
Hoàng Khải
Biến rác thải thành tài nguyên: Thoát mối nguy, sống bền vững
Dù đang là xu hướng trên toàn cầu nhưng xây dựng nền kinh tế tuần hoàn quản lý rác thải vẫn gặp nút thắt lãng phí "tài nguyên rác". Để chuỗi "giá trị xanh" thành tài nguyên bền vững, mỗi người cần nghĩ và hành động khác về rác thải.