Mới đây, các hội nhóm làm bánh đang truyền tay nhau về hình ảnh một chiếc bánh rau câu có vẽ chân dung và được trang trí hoa sen vô cùng độc đáo. Tuy nhiên, không hiểu tại sao mà chiếc bánh này có giá cao gấp vài chục lần những cái bánh bình thường?
Bánh trung thu khổng lồ đường kính 1 mét
Bánh trung thu Trung Quốc tràn ngập: Hàng nhập rẻ hơn rau chợ
2 triệu đồng/bánh sen VIP vẽ chân dung
Lần theo Facebook của người chia sẻ những hình ảnh trên, PV tìm tới chủ nhân của chiếc bánh độc đáo này là chị Nhâm Thị Bích Ngọc (Lê Tuấn Mậu, Quận 6, TPHCM).
Chia sẻ về ý tưởng cho ra đời chiếc bánh đặc biệt, chị Ngọc cho biết: “Tôi thường xuyên cập nhật xu hướng làm bánh của nhiều nước ở trên thế giới. Một lần tình cờ tôi thấy được ở Indonesia có một kiểu bánh rau câu kết hợp với hoa chocolate rất độc đáo nên tôi đã tìm hiểu và tự làm theo cách của mình.”
Bánh có giá gần 2 triệu đồng |
“Nhìn qua thì tưởng “ngon ăn” dễ làm, nhưng ai ngờ, khi tôi bắt tay vào làm mới thấy thực sự khó”, chị Ngọc nói.
Loay hoay tự làm mãi vẫn hỏng, nhưng vì quá thích nên chị Ngọc đành “cắn răng” đăng ký tham dự khóa học làm bánh đặc biệt của một cô giáo người Indonesia.
Nặn từng cánh hoa, từng sợi nhuỵ rất kì công |
Nói như vậy là bởi, chi phí cho mỗi ngày học lên tới 10 triệu đồng/người/ngày và kéo dài khoảng 3 ngày. Nếu học viên muốn học nâng cao thì sẽ tốn thêm vài ngày nữa.
Tuy nhiên, 30 triệu đồng/khoá chưa phải là số tiền nhiều nhất chị Bích Ngọc bỏ ra để học làm bánh. Cách đây không lâu, bà chủ nhỏ của tiệm bánh này còn phải chi ra tới gần 50 triệu đồng cho 4 ngày học làm bánh bên Thái Lan, đó là chưa kể chi phí đi lại, ăn ở, sinh hoạt.
Vừa vẽ lên chiếc bánh những nét đầy cẩn thận, chị Ngọc vừa chia sẻ: “Đúng là “đắt sắt ra miếng”, bỏ tiền ra học vẫn khác biệt. Ở nhà xem qua mạng Internet, tôi làm cả ngày trời vẫn hỏng và không biết cách nào để hoàn thiện. Tự làm, tôi vẽ hỏng 2 - 3 cái bánh rau câu, rất mất công và tốn kém”
Vẽ trên bánh cần một loại mực đặc biệt của Indonesia |
“Nhưng học xong thì thời gian rút lại rất ngắn, khâu vẽ chỉ mất khoảng 2 - 3 tiếng và đặc biệt có bí quyết riêng để sửa nếu lỡ vẽ hỏng, nặn hoa cũng đẹp và mềm mại hơn rất nhiều”, chị Ngọc nói.
Chiếc bánh sen này vốn dĩ được ghép lại từ 2 loại bánh riêng biệt là rau câu vẽ và hoa chocolate. Nhưng do có công thức trong tay, chị Ngọc đã kết hợp 2 loại với nhau một cách khá mềm mại, hài hoà.
Bánh chưa có cái tên cụ thể, nhưng khách hàng vẫn thường gọi là bánh sen VIP. Nó có phần đế làm từ rau câu và có thể vẽ tùy thích trên nền bánh đó. Khách hàng thích hình nào thì gửi ảnh sang và chị Ngọc sẽ vẽ theo.
Bánh sen VIP |
Khâu vẽ này cần sự khéo léo và tỉ mỉ nhất, vì theo chị Bích Ngọc: “Mực để vẽ lên bánh là mực chỉ có ở Indonesia. Loại mực này chuyên dùng để vẽ lên bánh nhưng có nhược điểm là không thể tẩy được, nên phải rất cẩn thận, tránh vẽ sai.”
“Vẽ thôi đã kì công, chuyển sang làm hoa chocolate còn vất vả hơn. Tôi phải nặn từng cánh hoa bằng chocolate đất sét, se từng sợi nhụy hoa đến bủn rủn cả chân tay. Sau khi nặn thành hình thì tôi còn phải ghép lại với nhau sao cho hài hoà, công đoạn này cũng khá khó”, chị Ngọc chia sẻ thêm.
Hoa sen được nặn từ chocolate đất sét |
Ngoài hoa sen, khách hàng có thể đặt hoa hồng, hoa ly, cẩm tú cầu tùy theo sở thích hoặc tính chất của buổi tiệc.
Ngoài miền Bắc, các loại bánh làm từ rau câu không phổ biến, nhưng trong miền Nam, khách hàng đã gọi điện liên tục để để đặt hàng bánh sen VIP.
Tuy nhiên, do cần đào tạo thêm người phụ giúp nên chị Ngọc chưa dám nhận quá nhiều đơn của khách, dù có khách đã đồng ý trả tới 2 triệu đồng/cái để có hàng gấp.
(Theo Dân trí)
Bánh bông lan 8 vị dát vàng đang gây sốt có gì đặc biệt?
Bên cạnh kem dát vàng, lẩu dát vàng, pizza dát vàng, giờ đây, bánh bông lan dát vàng cũng đang tạo cơn sốt ẩm thực mới, được giới trẻ Việt Nam rầm rộ chia sẻ.
Nghề làm bánh in tiến vua độc đáo ở Huế
Không đem lại thu nhập cao nhưng cứ mỗi dịp Tết đến người làng Kim Long (TP. Huế) lại nhộn nhịp bởi tiếng đập bột, in bánh... cho ra lò những chiếc bánh vốn chỉ dành cho vua chúa.